Trường nổi - cơ hội học hành của trẻ vùng tây bắc Thái Lan

GD&TĐ - Trung bình, Thái Lan chỉ cao 287m so với mực nước biển. Phần lớn địa hình ở đây còn thấp hơn mực nước biển từ 5m trở xuống.

Trường nổi Thái Lan được thiết kế như nhà thuyền.
Trường nổi Thái Lan được thiết kế như nhà thuyền.

Mùa mưa lũ, 70% mặt đất chìm trong nước dâng. Cứ đến mùa lũ, các địa phương hẻo lánh, thưa dân cư ở Thái Lan lại không dám cho học sinh đến trường.

Tuy nhiên, Shidhulai Swanirvar Sangstha – tổ chức phi lợi nhuận do kiến trúc sư Mohammed Rezwan thành lập đã thay đổi tất cả.

Lũ lụt trầm trọng

Mohammed Rezwan chào đời và lớn lên ở vùng Tây Bắc Thái Lan. Thuở thiếu niên, anh chứng kiến nhiều bạn bè, anh chị em họ hàng không thể đến trường vì gió mùa.

Từ tháng 6 – 10 hàng năm, Thái Lan phải hứng chịu những đợt mưa kéo dài. Do nằm ở cửa của 3 con sông lớn nhất nhì châu Á (sông Hằng, sông Meghana và sông Brahmaputra), Thái Lan bị nước từ thượng nguồn dãy Himalaya ào ạt cuốn tới, dâng ngập. Hàng trăm con sông tràn bờ, gây lụt lội gần như toàn quốc.

Tại các vùng dễ bị lũ lụt, trường học và thư viện, thậm chí cả các phòng khám địa phương cũng buộc phải đóng cửa. Sự thiếu thốn giáo dục làm gia tăng tình trạng nghèo đói, thúc đẩy tệ nạn tảo hôn. Trên toàn cầu, Thái Lan là nước có tỷ lệ tảo hôn cao thứ 4.

Ước mơ của Rezwan là trở thành kiến trúc sư, thiết kế trường học, bệnh viện… chống lũ. Anh sớm nhận ra, ở đất nước quá nhiều vùng thấp dưới 5m so với mực nước biển này, các kiến trúc truyền thống không thể tránh khỏi số phận bị lũ lụt phiền hà.

Rezwan biết, để đối phó nước dâng thì chỉ có một cách là nổi lên trên mặt nước. Anh quyết định xây dựng hẳn một cộng đồng nổi, bao gồm từ trường lớp, thư viện đến nhà y tế.

Lớp học trên thuyền

Bên trong trường nổi có đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học.
Bên trong trường nổi có đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học.

Năm 1998, Rezwan đứng ra thành lập Shidhulai Swanirvar Sangstha. Anh lấy chính 500 USD (khoảng 11 triệu đồng) tiền tiết kiệm của mình, mở quỹ học bổng đầu tiên. Sau 4 năm tích cực tìm kiếm sự ủng hộ và nguồn tài trợ, Rezwan thành công giới thiệu trường nổi thứ nhất tại Thái Lan vào năm 2002 và sau đó mở rộng đến nhiều quốc gia khác, trong đó có Bangladesh.

Trường nổi của Rezwan là kiểu nhà nổi dạng lòng thuyền. Nó có bề ngoài và sàn như sàn thuyền, nhưng tứ phía được bao bọc kín bằng phên đan (sử dụng thực vật địa phương như tre trúc, lau sậy…) và có mái che. Trên mái có lắp tấm pin năng lượng mặt trời, tận dụng ánh nắng lấy điện chạy trang thiết bị điện tử dạy học.

Bên trong trường nổi là bảng đen và ghế học sinh. Mỗi trường chứa được khoảng 30 em, có đầy đủ trang thiết bị dạy và học tối cần.

Bình minh ló dạng, trường nổi bắt đầu hoạt động. Thay vì chờ học sinh tới, nó di chuyển trên sông, đến từng bến đón các em vào lớp. Sau khi điểm danh đầy đủ, giáo viên cho thuyền tấp vào bờ nước lặng và lên lớp.

Học sinh của trường nổi là các em tiểu học. Trong lớp học trên thuyền, các em được dạy tiếng Bengali, Tiếng Anh, Toán và các môn cơ bản dành cho cấp tiểu học. Ngoài ra, nhờ có máy vi tính, thầy cô giáo có điều kiện cho học sinh giải trí bằng các video, phim ảnh hợp độ tuổi…

“Chỉ cần đến vùng Tây Bắc của Bangladesh, bạn sẽ thấy một khung cảnh khác một trời một vực so với thủ đô” - Rezwan chia sẻ - “Nơi đây toàn các ngôi làng nghèo. Mùa lũ dâng, các làng còn bị cô lập, người dân chỉ có thể đi lại bằng thuyền. Khi mà trẻ em không thể đến trường, trường học nên tìm đến các bé, để giáo dục không bị ngắt quãng”.

Cứu cánh vùng nghèo

Kiến trúc sư Mohammed Rezwan, cha đẻ của trường nổi Thái Lan.
Kiến trúc sư Mohammed Rezwan, cha đẻ của trường nổi Thái Lan.

Tính đến nay, Rezwan đã duy trì và phát triển Shidhulai Swanirvar Sangstha được 19 năm. Hiện tại, tổ chức phi lợi nhuận của anh đã có tổng cộng 23 trường nổi, hỗ trợ giáo dục cho hàng nghìn trẻ em nghèo ngoại ô Tây Bắc Bangladesh.

Ngoài trường nổi, Rezwan còn thiết kế cả thư viện, phòng khám sức khỏe, sân chơi, trung tâm đào tạo nổi, phục vụ miễn phí cho gần 122 nghìn người.

Hết buổi học ban sáng, trường nổi lại di chuyển, trả học sinh lên từng bến. Đồng thời, nó tiện thể đón luôn học sinh của lớp ban chiều.

“Trước đây, cứ đến mùa lũ là phụ huynh các vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh lại bắt con em phải nghỉ học. Họ lo lắng đường xa và thời tiết xấu khiến trẻ con gặp nguy hiểm” - Rezwan tiếp tục - “Bây giờ, vì trường nổi đến tận nhà đón học sinh, các phụ huynh không phải lo sợ nữa”.

“Có ai lại không muốn cho con đi học chứ” - Musa Khatun, mẹ của Nila, lớp 3, làng chài sông Atrai, lên tiếng - “Chỉ tại gần nhà chúng tôi không có trường học nào thôi”.

Gia cảnh Nila rất nghèo, cha mẹ làm nghề trồng đay, dệt vải bố. Nhà của họ là mái lá đơn sơ, tường lau, 2 phòng nhỏ xíu trên bờ sông. Nhờ có trường nổi, Nila thoát khỏi nguy cơ phải bỏ học. Musa ngời ngợi hy vọng, con gái chị sẽ sớm thành tài, trở thành bác sĩ trong tương lai. Mong đợi của chị cũng chính là ước mơ của Nila.

Năm 2019, Rezwan được thế giới công nhận là 1 trong 20 Anh hùng Trái đất. Trường nổi của anh được trưng bày tại triển lãm Thiết kế 90% khác, do Bảo tàng Thiết kế quốc gia và Quỹ Bill & Melinda Gates tổ chức tại Mỹ.

Trước đó, Rezwan cũng giành nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế. Anh thường xuyên xuất hiện tại các hội nghị giáo dục toàn cầu.

Theo Npr và Shidhulai

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ