Trường Mầm non xã Mường Lói: ‘Gieo mầm non’ ở xứ Mường

GD&TĐ - Suốt gần 20 năm qua, tập thể sư phạm Trường Mầm non xã Mường Lói (Điện Biên) luôn nỗ lực “gieo mầm non” nơi biên viễn xa xôi.

Học sinh ở các điểm bản giáp biên vẫn phải học tập trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, tạm bợ.
Học sinh ở các điểm bản giáp biên vẫn phải học tập trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, tạm bợ.

Nỗ lực huy động trẻ ra lớp...

Trường Mầm non xã Mường Lói được thành lập từ 2004. Trường nằm trên địa bàn bản Na cọ, xã Mường Lói, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Sau nhiều năm đầu tư, hoàn thiện, đến nay trường có 13 phòng học và 3 phòng chức năng được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, có đủ các trang thiết bị đáp ứng được công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trường có 23 cán bộ, giáo viên và nhân viên.

Trong điều kiện của một xã biên giới còn nhiều khó khăn, song những năm qua tập thể nhà trường đã luôn nỗ lực khắc phục vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chất lượng, hiệu quả công việc ngày càng được nâng cao.

Giáo viên "cắm bản" vẫn phải trèo đèo, lội suối mỗi khi đến trường.

Giáo viên "cắm bản" vẫn phải trèo đèo, lội suối mỗi khi đến trường.

Theo chia sẻ của Ban giám hiệu, trong những năm qua nhà trường đã thực hiện tốt công tác phổ cập trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc duy trì và mở rộng quy mô lớp, số lượng học sinh trên địa bàn xã và thực hiện duy trì số lượng học sinh trong cả năm học. Đơn cử như năm học 2020 – 2021, trường có 13 lớp, học sinh học thực tế tại trường là 251; tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ: 71/118 đạt 60,2% ( tăng 13,2% so năm học trước), trẻ mẫu giáo: 180/180 đạt 100%; trẻ mẫu giáo 5 tuổi: 70/70 đạt 100%.

Đường đến trường...

Đường đến trường...

Năm học 2021 – 2022, trường có 225 học sinh. Trong đó, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt 59,2% ( tăng 9,5% so năm học trước), trẻ mẫu giáo đạt 100%, trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%.

Bên cạnh đó, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cũng từng bước được nâng cao. Năm học 2020 – 2021, trường có 239/251 (95%) trẻ có cân nặng bình thường; chỉ có 12/251 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, chiếm 4,8%. Có 94% số trẻ có chiều cao tăng trưởng bình thường; 6% số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Bước sang năm học 2021 – 2022, trường có 95,6% số trẻ có cân nặng phát triển bình thường; 4,4% số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, giảm 0,4% so với năm trước. Về chiều cao, trường có 94,7% số trẻ tăng trưởng chiều cao bình thường; 5,3% số trẻ thấp còi, giảm 0,7% so với năm học trước.

Về chất lượng giáo dục, năm học 2020 – 2021, trẻ nhà trẻ được đánh giá tròn tháng trong năm có 73,7% đạt yêu cầu; Trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi đánh giá theo các mục tiêu cuối độ tuổi, có 88,3% đạt yêu cầu.

Điểm trường trung tâm.

Điểm trường trung tâm.

Bước sang năm học 2021 – 2022, chất lượng giáo dục có những bước cải tiến rõ nét. Trong đó, trẻ nhà trẻ được đánh giá tròn tháng trong năm, có 86,3% số trẻ đạt. Đánh giá theo các mục tiêu cuối độ tuổi với trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi, có 88,8% trẻ đạt; 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.

Không ngừng đổi mới...

Nhờ chú trọng trong bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo, nên đến nay, đội ngũ giáo viên nhà trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Tại cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2020 – 2021, trường có 5/17 giáo viên (chiếm 29,4%) được công nhận dạy giỏi. Tại Hội thi “Giáo viên dạy giỏi cấp huyện” năm học 2020 – 2021, nhà trường có 3/3 người tham gia đạt giáo viên giỏi cấp huyện. Sang năm học 2021 – 2022, trường có 7/18 giáo viên dạy giỏi cấp trường (chiếm 38,9%).

Cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi do giáo viên ở các điểm bản lẻ tự tạo.

Cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi do giáo viên ở các điểm bản lẻ tự tạo.

Trong những năm qua, trường còn luôn chú trọng đến việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính. Nhà trường phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo hợp lý, đúng vị trí việc làm, năng lực của mỗi cá nhân. Chỉ đạo nâng cao hiệu quả, thời gian làm việc tại trường, giảm áp lực làm việc tại nhà. Thực hiện các quy định về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế. Trường cũng thực hiện dân chủ trong quản lý, điều hành hoạt động. Ban giám hiệu luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, tổ chức chế độ hội họp theo quy định; công khai minh bạch.

Một lớp học ở điểm bản lẻ.

Một lớp học ở điểm bản lẻ.

Trường cũng có nhiều đổi mới đánh giá giáo viên theo hướng phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. Đổi mới công tác quản lý hành chính, thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc – giáo dục trẻ, giảm hội họp, tăng cường triển khai công việc qua zalo chung. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính, đặc biệt là quản lý bán trú cho trẻ trong trường.

Năm học 2021 - 2022 nhà trường 2 đề tài sáng kiến được Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên công nhận. Các đề tài tập trung vào lĩnh vực chuyên môn được áp dụng tại trường và có thể nhân rộng trong phạm vi toàn huyện, có phạm vi ảnh hưởng và mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ.

Có được những kết quả trên là do nhà trường đã chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn giỏi. Tăng cường củng cố đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục. Đặc biệt là việc làm tốt công tác tham mưu với cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương trong công tác xây dựng cảnh quan nhà trường, huy động trẻ ra lớp.

Cán bộ quản lý nhà trường luôn đổi mới hình thức quản lý, năng động, mạnh dạn, không ngừng học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực quản lý, luôn phát huy quyền dân chủ, tôn trọng ý kiến đóng góp của tập thể.

Tổ chức đa đạng hình thức tuyên truyền cho cha mẹ và cộng đồng về kiến thức nuôi dạy trẻ; huy động sự phối hợp của cha mẹ với nhà trường trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Trường Mầm non xã Mường Lói đã nỗ lực kêu gọi xã hội hóa giáo dục, cụ thể như sau:

Chương trình "Quỹ trò nghèo vùng cao" tiếp tục hỗ trợ tiền ăn trưa cho 68 trẻ 2 tuổi và trẻ mẫu giáo không được hưởng chế độ của nhà nước trong năm học 2021 - 2022 với tổng số tiền là 58 triệu đồng.

Trong năm học 2021 - 2022, kêu gọi Nhóm từ thiện cơm niêu Điện Biên hỗ trợ (Quần áo, giầy, dép, bánh kẹo, sữa ..) 13.000.000 đồng; Cục quản lý chất lượng sản phẩm (Hà Nội) ủng hộ 150 kg gạo (trị giá 2.250.000 đồng); Quỹ thiện nguyện Havi-Phước thiện và những người bạn ủng hộ (áo ấm, bánh kẹo) 12.100.000 đồng;

Hội thiện nguyện Quân Linh Hà Nội và các mạnh thường quân tặng quần áo ấm cho trẻ với số tiền 12.356.000 đồng. Xã Hội hoá nhà trường 68.620.000 đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.