Trường học phối hợp cơ quan chức năng phòng chống thuốc lá

GD&TĐ - Kết hợp nhiều biện pháp tuyên truyền để đảm bảo công tác giáo dục phòng chống thuốc lá đạt kết quả như mục tiêu đề ra được các trường học hướng tới.

Nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền ngay từ đầu năm học. Ảnh NTCC.
Nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền ngay từ đầu năm học. Ảnh NTCC.

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền

Trong năm học 2024 – 2025, Ban lãnh đạo Trường THPT số 1 Bắc Hà (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) đã triển khai những hoạt động cụ thể nhằm đáp ứng chủ trương do tỉnh Lào Cai ban hành, đồng thời hướng đến xây dựng môi trường học đường không khói thuốc.

Cụ thể, nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền ngay từ đầu năm học, trong đó các hoạt động tuyên truyền được đặc biệt xây dựng lồng ghép vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt chuyên đề với cán bộ trung tâm ý tế huyện Bắc Hà, công an huyện Bắc Hà, trên không gian mạng tuyên truyền qua trang Zalo, Fanpage của nhà trường nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về các mối nguy hại từ việc sử dụng thuốc lá.

ea9fbb841c8ca7d2fe9d.jpg
Biển tuyên truyền về phòng chống thuốc lá được nhà trường lắp ở nhiều nơi trong khuôn viên trường học. Ảnh NTCC.

Chỉ đạo Tổ chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm các lớp tổ chức tuyên truyền ký cam kết thực hiện đúng pháp luật, nội quy trường lớp, đặc biệt tránh xa các tệ nạn xã hội như ma tuý, thuốc lá điện tử, yêu cầu 100% học sinh được cam kết về nội quy, quy định của nhà trường.

Đoàn thanh niên thành lập các đội cờ đỏ, thường xuyên tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng chống tác hại thuốc lá của học sinh. Đồng thời tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu về tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử ở những vị trí thường tập trung đông học sinh.

Bên cạnh việc tổ chức tuyên truyền, nhà trường chú trọng xây dựng tổ chức các CLB tư vấn tâm lý học đường, CLB tuyên truyền để đưa các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử vào nội dung sinh hoạt với khẩu hiệu “học sinh nói không với thuốc lá”,

Thành lập đội tự quản khu bán trú giám sát học sinh, phòng ngừa trường hợp học sinh cố tình tích trữ, sử dụng thuốc lá không khuôn viên trường, hướng đến xây dựng môi trường học đường trong lành, không khói thuốc.

Ngoài ra nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao nhằm giúp học sinh có thời gian giải trí để không sa đà vào các tệ nạn xã hội. Các cuộc thi tuyên truyền về tác hại của thuốc lá cũng được khuyến khích nhằm tạo ra sân chơi sáng tạo và thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.

Thầy Nguyễn Thanh Bình - Bí thư Đoàn Trường THPT số 1 Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết: “Bên cạnh truyền thông nội bộ, nhà trường cũng nêu cao vai trò, trách nhiệm của các thầy cô giáo trong thực hiện công tác giáo dục tư tưởng cho học sinh, vai trò nêu gương. Đặc biệt đối với trường THPT số 1 Bắc Hà các thầy giáo, cô giáo cam kết không hút thuốc”.

Đẩy mạnh xã hội hóa

Nhằm thực hiện chiến lược quốc gia tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các đơn vị trong toàn tỉnh coi phòng, chống tác hại thuốc lá là nhiệm vụ có tính chất liên ngành. Thực hiện nghiêm túc chủ trương trên, Trường THPT số 1 Bắc Hà cụ thể hóa công tác xã hội hóa nhiệm vụ như sau.

Để công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu có hiệu quả, nhà trường tiến hành lập danh sách những học sinh có biểu hiện tụ tập ăn chơi với nhóm đối tượng hay sử dụng thuốc lá, từ đó phối hợp với công an huyện Bắc Hà trực tiếp tuyên truyền, quán triệt quy định tới học sinh.

Cùng với đó cập nhật thông tin, phối hợp với gia đình học sinh để cùng phối hợp giáo dục, cải tạo. Nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, kịp thời có các biện pháp cụ thể.

4dfa2d9e8a9631c86887.jpg
Học sinh sinh hoạt dưới cờ chia sẻ về tác hại của thuốc lá. Ảnh NTCC.

Khi phát hiện học sinh sử dụng thuốc lá, nhà trường áp dụng biện pháp giáo dục thông qua tư vấn cá nhân, giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm và phối hợp với gia đình và Đoàn thanh niên để có những biện pháp giáo dục riêng.

Tùy trường hợp mà tiến hành răn đe bằng các biện pháp kỷ luật mang tính giáo dục nhằm giúp học sinh hiểu rõ hậu quả và từ bỏ thói quen xấu này. Trong đó tìm hiểu về hoàn cảnh, gia đình học sinh để có những biện pháp giáo dục hợp lý, hiệu quả.

Phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội. Gia đình, các thầy cô giáo làm gương và quản lý, theo dõi hành vi của học sinh, trong khi phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng chương trình cộng đồng để tăng cường nhận thức và xây dựng môi trường sống lành mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ