Trường ĐH Việt Nam và Nhật Bản đề xuất giải pháp công nghệ xây dựng tiên tiến

GD&TĐ - Ngày 9/11, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng tổ chức Hội thảo quốc tế công nghệ xây dựng tiên tiến hướng đến phát triển bền vững.

Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia đến từ Nhật Bản tham dự.
Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia đến từ Nhật Bản tham dự.

Trong những năm gần đây, công nghệ và kỹ thuật xây dựng đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ số hướng tới phát triển xanh và bền vững. Điều này đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn cần xem xét và nghiên cứu chuyên sâu.

Các khoa trong nhóm ngành xây dựng, kiến trúc thuộc Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng đã khởi động lại hội thảo về công nghệ xây dựng tiên tiến hướng đến phát triển bền vững (ATCESD 2024) với sự tham gia của chuyên gia, nhà khoa học đến từ Nhật Bản. Ngoài ra, còn có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.

hoi-thao-xay-dung-cong-nghe-tien-tien.jpg
Các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi thông tin bên lề hội thảo.

PGS.TS Lê Tiến Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng cho biết: "Hội thảo nhằm khám phá các giải pháp và công nghệ mới đang định hình tương lai của kỹ thuật xây dựng, kiến trúc và môi trường. Hướng tới đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao và giới thiệu công nghệ, các giải pháp thiết kế và xây dựng tiến góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững của đất nước".

Các nội dung báo cáo gắn tham gia tại hội thảo gắn với 5 chủ đề: Kỹ thuật xây dựng và địa kỹ thuật, Vật liệu và kết cấu tiên tiến, Quy hoạch và quản lý xây dựng; Kiến trúc, Thủy lực, thủy văn và môi trường.

Hội thảo diễn ra gồm 1 phiên toàn thể với 4 báo cáo của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Nhật Bản và Việt Nam; 51 báo cáo chia làm 8 phiên song song. ATCESD 2024 có 44 bài báo tiếng Anh được tổ chức phản biện kín và lựa chọn đăng vào số đặc biệt trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.