Đây là ngành học khá mới mẻ tại Việt Nam và Trường ĐH Văn Lang là một trong số ít trường đại học đào tạo ngành học mang tính đặc thù cao này.
Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam năm 2022, ngành đã tăng 190% lượt khách phục vụ và 5% lượng tấn hàng vận chuyển so với năm 2021. Thị trường ngành Hàng không được dự báo về sự phục hồi và phát triển vượt trội trong tương lai.
Cụ thể năm 2041, Airbus dự báo ngành Hàng không thế giới sẽ cần tuyển mới 585.000 phi công, 640.000 nhân viên kỹ thuật và 875.000 tiếp viên hàng không để có thể đáp ứng nhu cầu của ngành.
Cũng theo báo cáo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường du lịch nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới, đòi hỏi nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, mà trong đó ngành Kỹ thuật Hàng không được kỳ vọng mang tới cơ hội việc làm chất lượng cho sinh viên tốt nghiệp với lộ trình phát triển ổn định.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai, Trường Đại học Văn Lang thông báo tuyển sinh khóa đầu ngành Kỹ thuật Hàng không (theo tất cả các phương thức tuyển sinh tương tự các ngành học khác của trường).
Được biết, quyết định này của trường nằm trong chiến lược tổng thể tiếp tục thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ bứt phá cho một số lĩnh vực mà Văn Lang có thế mạnh và hướng đến tầm nhìn dài hạn của ngành Kỹ thuật Hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và phát triển, trở thành trung tâm bảo dưỡng hàng không của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Thí sinh tìm hiểu thông tin ngành học vào Trường ĐH Văn Lang tại một ngày hội tư vấn, hướng nghiệp. |
Chương trình học ngành Kỹ thuật Hàng không tại Trường Đại học Văn Lang được xây dựng và giảng dạy bởi các chuyên gia: PGS. TS Nguyễn Thiện Tống – chuyên gia đầu ngành Kỹ thuật Hàng không của Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Thời Trung – một trong 13 nhà khoa học Việt được vinh danh trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật cơ khí hàng không và vũ trụ của Research.com, TS. Vũ Quốc Huy – nguyên Trưởng bộ môn Kỹ thuật Hàng không & Vũ trụ Đại học Bách Khoa Hà Nội...
PGS. TS Nguyễn Thiện Tống – người khởi xướng xây dựng chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hàng không tại Trường Đại học Văn Lang cho biết: Tôi nhận thấy tiềm năng và cơ hội phát triển ngành Kỹ thuật Hàng không tại Việt Nam rất lớn, rất thuận lợi, vì có rất nhiều sinh viên giỏi và ham thích học ngành Kỹ thuật Hàng không.
Thực tế đã có trên 3.000 kỹ sư hàng không tốt nghiệp từ 2 trường Đại học Bách khoa TPHCM và Hà Nội với những đóng góp rất đáng kể cho hoạt động sửa chữa bảo dưỡng của vận chuyển hàng không thương mại, cho nghiên cứu khoa học và tính toán thiết kế về kỹ thuật hàng không hay lĩnh vực liên quan...
"Tại Văn Lang, chương trình đào tạo được chúng tôi xây dựng dựa trên những kiến thức nền tảng cốt lõi đa ngành về chuyên môn kỹ thuật hàng không để phát triển toàn diện. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hàng không tại Văn Lang sẽ có khả năng giải quyết các vấn đề liên ngành của kỹ thuật hàng không theo định hướng khoa học, thiết kế và phát triển (R&D) hoặc theo định hướng quản lý bảo dưỡng sửa chữa.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hàng không tại Trường Đại học Văn Lang được xây dựng 50% bằng tiếng Anh, sinh viên có thể lựa chọn chương trình đào tạo kỹ sư theo hướng Khoa học hàng không với 171 tín chỉ (4,5 năm) hoặc chương trình cử nhân 148 tín chỉ (4 năm) và phát triển 1 trong 2 hướng chuyên sâu gồm Khoa học hàng không và Bảo dưỡng hàng không.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hàng không tập trung vào 5 khối kiến thức chuyên môn kỹ thuật hàng không (tiêu chuẩn ABET): (1) khí động lực học, (2) vật liệu và kết cấu hàng không, (3) cơ học bay và điều khiển, (4) động cơ lực đẩy máy bay và (5) thiết kế kỹ thuật hàng không.
Đồng thời, sinh viên được nâng cao năng lực thực hành thông qua các bài tập, đồ án, bài thí nghiệm tại phòng lab cùng các buổi tham quan, trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, hãng hàng không lớn ngay từ năm nhất, giúp người học tập trung phát triển kiến thức, kỹ năng và rèn luyện tác phong làm việc trong môi trường chuyên nghiệp" - PGS. TS Nguyễn Thiện Tống nói.
Thông tin xét tuyển ngành Kỹ thuật Hàng không tại Trường Đại học Văn Lang:
Tổ hợp xét tuyển: A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán – Lý – Anh), C01 (Toán – Lý – Văn), D01 (Toán – Văn – Tiếng Anh)
Thời gian đào tạo: 4 – 4.5 năm
Văn bằng: Kỹ sư Kỹ thuật Hàng không
Cử nhân Kỹ thuật Hàng không