Trường ĐH Tài chính- Marketing 'trải thảm đỏ' thu hút giảng viên mới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Nhà trường khuyến khích người học hàm, học vị Giáo sư nhận mức khuyến khích 400-500 triệu đồng, Phó Giáo sư 200-300 triệu, tiến sĩ 60-100 triệu.

Trường cam kết môi trường làm việc thuận lợi để đội ngũ giảng viên, viên chức có cơ hội phát triển bản thân và đóng góp cho trường. Ảnh MT
Trường cam kết môi trường làm việc thuận lợi để đội ngũ giảng viên, viên chức có cơ hội phát triển bản thân và đóng góp cho trường. Ảnh MT

Trong đợt tuyển dụng năm 2024, Trường ĐH Tài chính- Marketing (UFM) tuyển 43 chỉ tiêu, theo hình thức xét tuyển. Trong đó, giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên với số lượng lên tới 35 chỉ tiêu.

UFM tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hút đối với những giảng viên có trình độ tiến sĩ hoặc có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi khác để phát triển thành tựu cá nhân và sự tâm huyết cống hiến tích cực trong thời gian tối thiểu 5 năm.

Mức chi hấp dẫn

Trường ĐH Tài chính- Marketing tìm kiếm các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực trường đang tổ chức chức đào tạo, tạo ra một lực lượng giảng viên chất lượng.

PGS.TS Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính- Marketing, cho biết để thu hút nâng cao trình độ, trường đã chi lớn để khuyến khích giảng viên của trường nâng cao trình độ và chi “lót tay” thu hút giảng viên mới.

Cụ thể, đối với các giảng viên được nhà trường cử đi học, khi hoàn thành khóa học đúng thời hạn theo quyết định, (nếu chậm phải được cơ sở đào tạo có quyết định cho phép gia hạn) hoặc được nhà nước công nhận học vị hoặc được nhà nước phong tặng chức danh khoa học.

Nhà trường khuyến khích người có học hàm, học vị Giáo sư nhận mức khuyến khích 500 triệu đồng (dưới 50 tuổi), 400 triệu đồng (từ 50 đến 55 tuổi).

Tương tự với Phó Giáo sư lần lượt là 300 triệu và 200 triệu. Học vị tiến sĩ do các trường nước ngoài cấp được Bộ GD-ĐT công nhận là 100 triệu, tiến sĩ đào tạo trong nước 60 triệu đồng.

Đối với các giảng viên mới, chuyển về trường công tác, có học hàm học vị cao, được nhà trường thu hút ban đầu (hỗ trợ 1 lần) định mức chi dành cho tiến sĩ học toàn phần ở nước ngoài, do các trường nước ngoài cấp bằng, được Bộ GD-ĐT công nhận là 150 triệu đồng, đào tạo trong nước 100 triệu đồng. Với giáo sư và phó giáo sư, mức chi tương tự như trên (từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng).

"Chúng tôi tin rằng chìa khóa để tiến xa trong hành trình nghiên cứu và giảng dạy là có được một đội ngũ giáo sư và nhà nghiên cứu tài năng và đa dạng. Trường cam kết cung cấp một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ để họ có thể phát triển toàn diện và đóng góp vào sứ mệnh của trường"- PGS. TS Phạm Tiến Đạt, chia sẻ.

Theo lãnh đạo nhà trường, kế hoạch tuyển dụng này còn mở ra cơ hội cho các nhà nghiên cứu trẻ tuổi và tài năng mới, để họ có thể thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ trong các lĩnh vực khác nhau.

Tầm nhìn tham vọng

Trong mục tiêu phát triển, đến hết năm 2026, Trường ĐH Tài chính - Marketing trở thành một trường ĐH định hướng ứng dụng, duy trì đạt chuẩn quốc gia cấp cơ sở giáo dục và cấp chương trình đạo.

Hằng năm UFM luôn điều chỉnh chính sách đãi ngộ, thể chế hóa, công khai quy chế chi tiêu nội bộ của trường. Ảnh: MT
Hằng năm UFM luôn điều chỉnh chính sách đãi ngộ, thể chế hóa, công khai quy chế chi tiêu nội bộ của trường. Ảnh: MT

Trong đó có ít nhất 4 chương trình đạt chuẩn chất lượng của mạng lưới các trường ĐH ASEAN (AUN-QA).

Đến hết năm 2030, trường đạt đẳng cấp trường ĐH uy tín của khu vực ASEAN; đến hết năm 2045, được xếp hạng trong top 500 trường ĐH danh tiếng khu vực Châu Á và trở thành cơ sở giáo dục ĐH định hướng ứng dụng hàng đầu của Việt Nam và khu vực ASEAN.

Để thực hiện mục tiêu trên, Trường ĐH Tài chính- Marketing đã xây dựng nhiều nội dung mang tính chiến lược, trong đó có phát triển đội ngũ.

Toàn bộ đội ngũ viên chức của trường đều được đào tạo về kiến thức và kỹ năng chuyển đổi số áp dụng vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động quản trị nhà trường.

Mục tiêu chiến lược phát triển của trường đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa giảng viên và viên chức hành chính. Cụ thể:

Đến năm 2025, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên đạt tối thiểu 25%; thạc sĩ 75%; giảng viên có chức danh giáo sư và phó giáo sư tối thiểu 3%. Tỉ lệ giảng viên trên tổng số viên chức duy trì ở tỷ lệ khoảng 75%.

Đến năm 2030, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 28%; thạc sĩ 72%. Giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư đạt 4 - 5%. Tỉ lệ giảng viên trên tổng số viên chức đạt khoảng 75%.

Giai đoạn 2030 – 2045, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 40%; thạc sĩ 60%. Giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư đạt 10%. Tỉ lệ giảng viên trên tổng số viên chức đạt khoảng 75%...

Trường ĐH Tài chính - Marketing có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ ĐH và sau ĐH theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nghiên cứu và chuyển giao những thành tựu khoa học, công nghệ về kinh doanh, quản lý phục vụ công tác hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ