Trường ĐH Mở TPHCM: Sôi nổi Hội thao truyền thống sinh viên
GD&TĐ - Ngày 21/5, Trường ĐH Mở TPHCM tổ chức Hội thao truyền thống sinh viên lần thứ XX và chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường ĐH Mở TPHCM nhiệm kỳ 2022 – 2024
Hội thao truyền thống sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM
Hội thao diễn ra đến ngày 31/5, với trên 500 vận động viên tham gia là sinh viên, học viên của nhà trường. Các sinh viên tham dự Hội thao năm nay thi đấu 7 môn gồm: Bóng đá fusal Nam, bóng đá fusal Nữ, bóng chuyền Nam, bóng chuyền Nữ, nhảy cổ động, kéo co và Việt dã. Tại Lễ khai mạc sẽ diễn ra màn tranh tài giữa 13 đội ở hai bộ môn Kéo co và Nhảy cổ động.
Hội thao là hoạt động thường niên của Nhà trường được tổ chức hướng đến chào mừng kỷ niệm 32 năm ngày thành lập Trường ĐH Mở TPHCM (15/6/1990 – 15/6/2022), chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường ĐH Mở TPHCM nhiệm kỳ 2022 – 2024. Đồng thời, Hội thao tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất, góp phần giáo dục toàn diện cho sinh viên.
Đây cũng là một sân chơi, là cơ hội để các sinh viên thi thố tài năng trong tinh thần giao lưu học hỏi lẫn nhau, xây dựng phong trào rèn luyện thể chất trong nhà trường, qua đó phát hiện tài năng thể dục thể thao trong sinh viên, bổ sung vào đội tuyển Trường để tham gia các giải thể thao của Thành phố và của ngành, làm hạt nhân cho phong trào thể dục thể thao của Trường.
Hội thao truyền thống sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM, sân chơi thể chất của sinh viên Nhà trường.
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội thao, TS Lê Nguyễn Quốc Khang- Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết: Hội thao là hoạt động nhiều ý nghĩa, không chỉ tạo ra sân chơi giúp giúp sinh vên rèn luyện thể lực, thúc đẩy và phát triển phong trào nâng cao thể chất theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là cầu nối gắn kết sinh viên với nhau.
"Trường ĐH Mở TPHCM không chỉ là nơi đào tạo và cung cấp kiến thức cho người học mà còn là một môi trường giáo dục về chính trị, tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao ý thức và đời sống tinh thần. Các hoạt động thể dục thể thao, ngoại khóa và công tác xã hội thường xuyên được tổ chức đã phát triển tính năng động sáng tạo cho tuổi trẻ Nhà trường"- TS Khang nhấn mạnh.
GD&TĐ - Ngày 24/6, tại TPHCM, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên môn về chính sách nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhà giáo người nước ngoài tham gia các hoạt động giáo dục tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
GD&TĐ - Sách cũ được anh chị lớp trước tặng lại là món quà ý nghĩa với nhiều học sinh hoàn cảnh khó khăn. Sách cũ nhưng giá trị luôn mới, chất chứa nhiều ý nghĩa nhân văn, giúp các em và gia đình bớt đi phần nào chi phí, tự tin bước vào năm học mới.
Quy chế và công tác tuyển sinh năm 2022 cơ bản được giữ ổn định, phát huy những ưu điểm, những thành công đã đạt được từ công tác tuyển sinh những năm vừa qua. Tuy nhiên, vẫn có những điểm mới thí sinh cần biết.
GD&TĐ - Thực hiện tặng sách giáo khoa cũ theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT), giáo viên, trường học vừa rà soát nhu cầu vừa phân loại từng bộ sách để tặng đúng người, đúng mục đích. Sự chung tay, góp sức từ các cá nhân đến tổ chức từ thiện, ngành Giáo dục đã nâng giá trị sử dụng của sách cũ.
GD&TĐ - Vùng tuyển sinh bị thu hẹp, thiếu nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học còn hạn chế…là những khó khăn mà nhiều trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Quảng Ninh đang gặp phải.
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Luật số 34) và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ có nhiều quy định quan trọng hướng tới tăng quyền tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
GD&TĐ - Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội luôn là vấn đề nóng từ nhiều năm nay trong bối cảnh quy mô dân số không ngừng gia tăng. Do đó, ngành Giáo dục Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, giảm số học sinh trái tuyến.
GD&TĐ - Ngày 24/6, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Phát Triển Chương Trình và Thiết Kế Đánh Giá vì thế hệ học sinh sẵn sàng cho tương lai”. Tham dự có hơn 200 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục, giáo viên, nghiên cứu viên.
GD&TĐ - Là đơn vị cung ứng sách giáo khoa với số lượng lớn hàng năm cho học sinh trên toàn quốc khi bước vào năm học mới nên công tác chuẩn bị ở mọi khía cạnh đã được Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (GDVN) chuẩn bị kĩ càng.
GD&TĐ - Theo đề án tuyển sinh năm 2022 của ĐH Quốc gia Hà Nội, học phí dự kiến với sinh viên chính quy các chương trình đào tạo chuẩn; Đại học Luật Hà Nội tăng mức học phí với sinh viên hệ chính quy từ năm học 2022-2023.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần. Bên cạnh việc chuẩn bị kĩ kiến thức, học sinh cần tâm lý vững vàng để làm tốt bài thi và sẵn sàng đón nhận kết quả.
GD&TĐ - Từ ngày 25/6, hệ thống tuyển sinh trực tuyến của thành phố Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm để giúp phụ huynh học sinh tập dượt với hình thức tuyển sinh trực tuyến.
Nhiều Trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang rà soát lại thông tin, hoàn tất thủ tục để công bố điểm chuẩn vào ngày mai (26/6). Hiện tại, các trường đã công bố điểm thi cho thí sinh.
GD&TĐ - Để hòa nhịp với thời đại công nghệ phát triển, các trường của Đại học Đà Nẵng đã và đang chuyển đổi một cách mạnh mẽ trong công tác đào tạo, trong đó đẩy mạnh về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nhà trường.
Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 2598/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, Bộ lưu ý, các thông tin thí sinh cần nhập liệu gồm:
GD&TĐ - Nhiều phương án đã được các ngành chức năng tỉnh Điện Biên đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa diễn ra, nhằm chủ động ứng phó trước những diễn biến bất thường của mùa mưa năm nay.
GD&TĐ - UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương đảm bảo điều kiện tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 diễn ra vào đầu tháng 7 tới đây.