Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM phát động thực hiện chương trình Đại học Xanh

GD&TĐ - Sáng 11/5, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), ĐH Quốc gia TP.HCM đã tổ chức khánh thành USSH"s Garden và Phát động thực hiện chương trình Đại học Xanh.

Lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM và đại diện lãnh đạo Trường ĐH KHXH&NV cắt băng khánh thành USSH"s Garden
Lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM và đại diện lãnh đạo Trường ĐH KHXH&NV cắt băng khánh thành USSH"s Garden

Theo đó, chương trình Đại học Xanh gồm 3 giai đoạn đi từ nhận thức, hành động đến hình thành văn hóa xanh.

Giai đoạn 1 (từ 2018 – 2022) – Nhận thức xanh: Thực hiện chủ yếu các hoạt động nghiên cứu xây dựng, công bố và thực hiện các hoạt động nhằm phổ biến và nâng cao ý thức của tập thể sư phạm, sinh viên, học viên về chương trình để tạo nên sự đồng thuận và đồng tham gia; thực hiện việc chỉnh trang, xây dựng các công trình, các cảnh quan xanh trong khuôn viên trường…

Sinh viên khoa Đô thị học trình diễn thời trang từ đồ tái chế
 Sinh viên khoa Đô thị học trình diễn thời trang từ đồ tái chế

Giai đoạn 2 (từ 2022 – 2026) – Hành động xanh: Thực hiện có hệ thống các hoạt động như từng bước xây dựng các toà nhà, cảnh quan xanh trong khuôn viên; tiếp tục tuyên truyền quan điểm sống xanh, văn hóa xanh, góp phần lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, các trường thành viên trong ĐH Quốc gia TP.HCM để hiện thực hóa mục tiêu Đô thị sáng tạo, thành phố thông minh...

Một tiết mục văn nghệ tại buổi lễ
 Một tiết mục văn nghệ tại buổi lễ

Giai đoạn 3 (từ 2026 – 2030) – Văn hóa xanh: Hoàn chỉnh và công bố bộ quy tắc Đại học Xanh, Văn hóa xanh đã được xác lập. Các hoạt động của chương trình được duy trì phát huy tác dụng tích cực vào mọi mặt hoạt động; cập nhật thường xuyên các công nghệ, quan điểm phát triển để ứng dụng vào thực tế; Chương trình xác lập những mục tiêu và giải pháp mới cho phù hợp với tình hình thực tế của trường.

PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM phát biểu tại buổi lễ
 PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM nhấn mạnh: Chương trình xây dựng Đại học Xanh do Trường ĐH KHXH & NV khởi xướng là một minh chứng cho tinh thần đổi mới sáng tạo của ĐH Quốc gia TP.HCM thực hiện xây dựng thành phố thông minh, đô thị sáng tạo theo chủ trương của chính quyền thành phố cũng là xu hướng phát triển toàn cầu.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên , Đại học Xanh cần hội tụ các tiêu chí như, có chương trình GD, ĐT xanh; có cơ sở vật chất, không gian xanh; xây dựng được mối quan hệ “xanh” giữa con người với cộng đồng với thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.

Đại học Xanh là xu thế phát triển bền vững cần được phát huy mạnh mẽ. ĐH Quốc gia TP.HCM mà tiên phong là Trường ĐH KHXH & NV đã, đang và sẽ cam kết dẫn dắt xu thế này.

Các đại biểu cùng tham quan USSH"s Garden
 Các đại biểu cùng tham quan USSH"s Garden 

Lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM đánh giá cao nỗ lực của Ban giám hiệu trường đã bắt kịp xu thế phát triển bền vững, cũng là yêu cầu của GD trong thế kỷ 21 và đã có những suy nghĩ, hành động hết sức thiết thực, thể hiện tinh thần trách nhiệm với xã hội và môi trường. 

Sau lễ phát động, các đại biểu tham dự đã cắt băng khánh thành USSH’s Garden. Đây là một nội dung quan trọng của chương trình Đại học Xanh. USSS’s Garden không chỉ là một khu vườn cây xanh, hoa, tiểu cảnh… trong khuôn viên trường, mà còn thể hiện tinh thần “xanh”, tình cảm của các cán bộ, giảng viên, người lao động, học viên, sinh viên, cựu sinh viên và các đối tác dành cho ngôi trườnghơn 60 năm hình thành và phát triển.

Đây cũng được xem là hoạt động thực hiện cam kết phát triển bền vững của nhà trường đối với cộng đồng và xã hội.

Sinh viên tham quan USSH"s Garden ngay sau khi khánh thành
Sinh viên tham quan USSH"s Garden ngay sau khi khánh thành

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.