Trường ĐH Hà Nội phấn đấu trở thành đại học

GD&TĐ - Trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2022 – 2030, định hướng đến năm 2045, Trường ĐH Hà Nội sẽ trở thành đại học và tạo ra một đại học số.

Toàn cảnh Tọa đàm.
Toàn cảnh Tọa đàm.

Thông tin trên được TS Lương Ngọc Minh - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội chia sẻ tại Tọa đàm “Chuyển đổi số trong Giáo dục Đại học: Kinh nghiệm từ Australia".

Để thực hiện lộ trình trên và xây dựng Đề án chuyển đổi số, Trường ĐH Hà Nội mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ mô hình thành công Deakin Cloud của Đại học Deakin (Australia).

"Mong rằng thời gian tới, với sự đóng góp của các chuyên gia tư vấn hàng đầu đến từ Australia, Trường ĐH Hà Nội có thể đạt được nền tảng công nghệ thông tin để thực hiện mục tiêu đề ra” - TS Minh bày tỏ.

TS Lương Ngọc Minh - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội phát biểu tại Tọa đàm.

TS Lương Ngọc Minh - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội phát biểu tại Tọa đàm.

Chia sẻ về kinh nghiệm chuyển đổi số, PGS.TS Trần Thị Lý - giảng viên Đại học Deakin (Australia) cho hay, Deakin luôn có đội ngũ chuyên dụng chịu trách nhiệm về biến đổi kỹ thuật số và không gian học tập kỹ thuật số, hỗ trợ đắc lực cho giảng viên, giáo viên.

Các nguồn tài liệu, bài đọc, video, tài liệu tham khảo đều được tải lên hệ thống, sinh viên có thể truy cập bất cứ lúc nào; tạo thuận lợi cho sinh viên học bất cứ nơi đâu.

“Một trong những tài liệu quan trọng hướng dẫn sự đổi mới của chúng tôi là kế hoạch chiến lược. Tôi tin, ở tất cả các trường đại học đều có chủ trương này. Việc thực hiện, kết nối những gì diễn ra trong giảng dạy hàng ngày được hướng dẫn bởi hướng đi chiến lược” - PGS.TS Trần Thị Lý chia sẻ.

PGS.TS Trần Thị Lý chia sẻ tại Tọa đàm.

PGS.TS Trần Thị Lý chia sẻ tại Tọa đàm.

Ở cấp độ trường đại học, PGS.TS Trần Thị Lý cho rằng, điều quan trọng là đảm bảo những gì thực sự ảnh hưởng hoặc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Đây là lý do tại sao Deakin đặt ở vị trí rất tốt trong việc hài lòng học tập của sinh viên, bởi nhà trường đầu tư nhiều vào mặt này.

Tuy nhiên, theo chuyên gia này, trong hành trình chuyển đổi số, ban đầu giảng viên sẽ mất nhiều thời gian để số hóa tài nguyên giảng dạy, quay, dựng video và tương tác với người học. Khi lộ trình này đã được thiết lập, các bài giảng được thiết kế xong, thì giảng viên sẽ tiết kiệm nhiều thời gian trong giảng dạy.

PGS.TS Trần Thị Lý gợi mở, một trong những phương pháp hỗ trợ để phát triển năng lực là, đưa giảng viên của Việt Nam sang Đại học Deakin để nâng cao năng lực chuyển đổi số.

"Giai đoạn đầu, chúng tôi hợp tác đưa 15 giảng viên và cán bộ lãnh đạo từ 5 cơ sở đào tạo của Việt Nam gồm: Trường ĐH Hà Nội, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trường ĐH Phú Xuân và Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.

“Chúng tôi mong muốn sẽ mở rộng hợp tác, trao đổi giảng viên hai chiều giữa Việt Nam và Australia" - PGS.TS Trần Thị Lý bày tỏ.

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Hà Nội trao đổi tại Tọa đàm.

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Hà Nội trao đổi tại Tọa đàm.

Nhằm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giai đoạn 2022 – 2030, định hướng đến năm 2045 của Trường ĐH Hà Nội, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch – Chủ tịch Hội đồng trường đề xuất kế hoạch hành động gồm: Rà soát quy hoạch tổng thể với trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, con người là trọng tâm của chuyển đổi số.

Ngoài ra, cần phát triển chuyên môn của giảng viên, tập trung vào thiết kế trải nghiệm học tập; hợp tác với các bên liên quan về công nghệ giáo dục trong nước và quốc tế. Cùng với đó, thực hiện việc mua và phát triển các khóa học trực tuyến gồm: kết hợp trực tuyến, hoàn toàn trực tuyến cấp bằng và chứng chỉ.

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch cũng nhấn mạnh, cần chuẩn bị thành lập HANU Edtech - trung tâm đổi mới sáng tạo và tiến hành nghiên cứu về mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi số tại các trường đại học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.