Nội dung hội nghị tập trung vào 11 vấn đề chính: Triết lý giáo dục; Đầu tư giáo dục, trách nhiệm của nhà nước; về nhà giáo; về người học; về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; về liên thông; thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học; về vấn đề tự chủ của cơ sở giáo dục; về quản lý nhà nước; về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và kiểm định giáo dục; về kỹ luật lập pháp.
Các nhà giáo, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) |
Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản đồng tình, nhất trí với dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), đã cụ thể hóa những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nội dung dự thảo đã căn bản giải quyết được những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đề ra.
Tuy nhiên, các chuyên gia, nhà giáo, của trường Đại học Vinh có nhiều góp ý về nội hàm các khái niệm, thuật ngữ, cụm từ ngữ cho chính xác, hợp lý, minh bạch hơn trong điều luật.
Hội nghị cũng nhận nhiều ý kiến bàn luận về vấn đề triết lý giáo dục, và thống nhất: Cần phải có triết lý giáo dục, cả một nền giáo dục phục vụ cho triết lý giáo dục. Tuy nhiên, không nên đưa ra thành một điều luật riêng mà thể hiện trong tính chất, nguyên lý, mục tiêu… của giáo dục.
Bên cạnh đó, các nhà giáo, chuyên gia của Đại học Vinh cũng đặc biệt quan tâm đến các vấn đề liên quan đến chính sách nhà giáo để đảm bảo quyền lợi địa vị pháp lý, nhân phẩm của nhà giáo, thu hút sinh viên vào sư phạm.
Các vấn đề liên quan đến sắp xếp, quy hoạch hệ thống trường sư phạm, vấn đề phân luồng sau THCS, THPT và liên thông các bậc học và chế độ chính sách cho sinh viên sư phạm cũng được thảo luận sôi nổi trong hội nghị.
Đại diện Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An góp ý kiến tại Hội nghị |
Tham dự hội nghị, đại diện Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An cũng góp ý các vấn đề liên quan đến học phí và sinh viên dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn học cử tuyển.
Tổng kết hội nghị, GS.TS. Thái Văn Thành – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh cho biết trường sẽ tổng hợp các ý kiến góp ý và gửi về cho Bộ GD&ĐT. Đại diện Ban giám hiệu ĐH Vinh cũng đề nghị trong thời gian tới các chuyên gia, nhà giáo, giảng viên tiếp tục nghiên cứu các vấn đề của dự thảo Luật giáo dục (sửa đổi). Nếu có ý kiến, chỉnh lý nào thì gửi về bộ phận văn phòng, nhà trường sẽ tiếp nhận và gửi bổ sung về cho Bộ GD&ĐT.