Trường Đại học Văn Lang công bố bộ nhận diện mới

GD&TĐ -  Ngày 22/12, Trường ĐH Văn Lang công bố tái định vị thương hiệu với nhận diện mới “Đại học Văn Lang - Đại học Việt Nam chuẩn quốc tế". 

Đại diện nhà trường và khách mời tại lễ công bố bộ nhận diện mới.
Đại diện nhà trường và khách mời tại lễ công bố bộ nhận diện mới.

Tại sự kiện, ban lãnh đạo Trường ĐH Văn Lang (VLU) đã công bố bộ nhận diện mới, đồng thời chia sẻ về định hướng mới, minh chứng cho động lực và chiến lược của nhà trường.

Thông qua các chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất đạt chuẩn, Trường ĐH Văn Lang mong muốn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, được trang bị đầy đủ tư duy - kiến thức - kỹ năng hội nhập với thế giới, có thể gia nhập nguồn nhân lực làm việc tại nước ngoài hoặc bước vào mọi môi trường có yếu tố quốc tế ngay tại Việt Nam.

Tính tới năm 2022, Trường ĐH Văn Lang có hơn 100 chương trình đào tạo với 66 ngành học thuộc 7 lĩnh vực đào tạo sở hữu chương trình giảng dạy đối sánh với các trường thuộc top 100 – 200 trên thế giới. Nhà trường chú trọng vào kiến tạo tri thức mới và phát triển đa dạng các chương trình liên kết với các trường đại học tốp đầu thế giới. Trường cũng đầu tư cơ sở vật chất chất lượng 5 sao theo chuẩn QS. Tất cả đều hướng tới mục tiêu kiến tạo môi trường quốc tế cho sinh viên.

Tiến sĩ Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Văn Lang chia sẻ: “Thực tế cho thấy, sinh viên Việt Nam vẫn đang có tâm lý thiếu tự tin nhất định khi bước vào môi trường công việc chuẩn quốc tế, so với người lao động tới từ các quốc gia phát triển khác. Với việc cải tiến chất lượng dạy và học cùng đội ngũ giảng viên chuẩn QS 4 sao, với tư duy và góc nhìn mới, Đại học Văn Lang chuyển mình để góp phần kiến tạo những thế hệ sinh viên mới - làm như thợ giỏi, nghĩ như triết gia, xóa tan khoảng cách giữa nhân lực Việt Nam và thế giới, mở ra cơ hội phát triển rộng hơn cho các em”.

Logo mới của Trường ĐH Văn Lang.

Logo mới của Trường ĐH Văn Lang.

Dịp này, trường cũng tổ chức tọa đàm có sự tham gia, chia sẻ của các chuyên gia hàng đầu trên nhiều lĩnh vực như: bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM; Ông Hùng Võ, thành viên Hội đồng cố vấn toàn cầu (ĐH Fulbright Việt Nam); bà Phan Tú Quyên, Giám đốc vận hành và thành viên ban lãnh đạo Microsoft Việt Nam; bà Huỳnh Thị Xuân Liên, thành viên hội đồng quản trị Công ty Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ.

Theo các chuyên gia, sự phát triển theo cấp số nhân của công nghệ đã và đang giúp các công ty đa quốc gia tận dụng được nguồn nhân lực trên toàn thế giới. Ở kỷ nguyên của siêu kết nối, tự động hóa và không biên giới, môi trường làm việc và sự cạnh tranh nhân lực, năng lực diễn ra giữa các quốc gia, thậm chí, cơ hội công việc còn đang đứng trước nguy cơ bị cạnh tranh bởi trí tuệ nhân tạo.

Trong tương quan đó, nguồn nhân lực Việt Nam đang gặp nhiều bất lợi vì chưa được chuẩn bị đầy đủ các năng lực cần thiết trong quá trình đi học. Do đó, cùng với quốc gia, mỗi cá nhân phải nhanh chóng thích ứng, đổi mới, sáng tạo và tiếp cận, lĩnh hội và nâng cao tri thức một cách bình đẳng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.