Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế: Hơn 110 tỷ đồng thực hiện gần 850 đề tài nghiên cứu khoa học

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế 5 năm qua đã thực hiện gần 850 đề tài nghiên cứu khoa học với tổng kinh phí hơn 110 tỷ đồng.

Phân bón hữu cơ và các sản phẩm của Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế đưa ra thị trường phục vụ nhà nông.
Phân bón hữu cơ và các sản phẩm của Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế đưa ra thị trường phục vụ nhà nông.

Chiều 20/8, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế tổ chức Hội nghị “Tổng kết đánh giá hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025".

PGS.TS Trần Thanh Đức – Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế cho biết, nhà trường có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn cho miền Trung, Tây Nguyên và cả nước theo hướng hội nhập. Trường luôn xác định khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển.

Hội nghị “Tổng kết đánh giá hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025" tại Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế.

Hội nghị “Tổng kết đánh giá hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025" tại Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế.

Trong nhiều năm qua, nhà trường đạt nhiều thành tựu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Giai đoạn 2016-2020, trường có gần 850 đề tài gồm: 4 đề tài cấp nhà nước, 8 dự án hợp tác quốc tế, 55 cấp bộ và cấp tỉnh, 74 đề tài cấp Đại học Huế và gần 700 đề tài cấp trường và đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Kinh phí thực hiện hơn 110 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhà trường đã công bố 279 bài trên các hội thảo và tạp chí quốc tế, 500 bài báo trên tạp chí và hội thảo trong nước. Trường cũng đạt nhiều giải thưởng cấp Quốc gia, Bộ, tỉnh và các cấp. Đội ngũ tham gia nghiên cứu ngày càng nhiều, không chỉ gồm những nhà khoa học có học vị và bề dày nghiên cứu mà còn là đội ngũ cnhà khoa học trẻ, trong đó có cán bộ trẻ, nghiên cứu sinh và học viên cao học.

Sản phẩm khoa học của nhà trường phục vụ ngành Nông lâm nghiệp được triển lãm tại Hội nghị.

Sản phẩm khoa học của nhà trường phục vụ ngành Nông lâm nghiệp được triển lãm tại Hội nghị.

Những năm tiếp theo, nhà trường chủ trương đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng hợp tác quốc tế, hình thành, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, thúc đẩy các công bố quốc tế uy tín thuộc danh mục WoS, Scopus. Đồng thời tăng cường các nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo và phục vụ cộng đồng, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Tại Hội nghị, các nhà khoa học, giảng viên, cán bộ đã thảo luận tập trung một số vấn đề như tổng kết hoạt động khoa học công nghệ trong 5 năm qua, đánh giá những công việc đã đạt và chưa đạt được, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch trong 5 năm tới.

Khen thưởng 10 nhà khoa học có giờ chuẩn nghiên cứu khoa học giai đoạn 2016-2021.

Khen thưởng 10 nhà khoa học có giờ chuẩn nghiên cứu khoa học giai đoạn 2016-2021.

Khen thưởng các nhà khoa học có giờ chuẩn nghiên cứu khoa học cao nhất năm học 2021-2022.

Khen thưởng các nhà khoa học có giờ chuẩn nghiên cứu khoa học cao nhất năm học 2021-2022.

Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế nhân dịp này đã khen thưởng tốp 10 nhà khoa học có giờ chuẩn nghiên cứu khoa học cao nhất năm học 2021-2022 và và tốp10 nhà khoa học có giờ chuẩn nghiên cứu khoa học giai đoạn 2016-2021. Trong khuôn khổ Hội nghị cũng đã diễn ra triển lãm các sản phẩm chất lượng do giảng viên nghiên cứu, sản phẩm khởi nghiệp sinh viên và cựu sinh viên đưa ra thị trường phục vụ xã hội.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

Nhiều nhà khoa học về tham dự Hội nghị.

Nhiều nhà khoa học về tham dự Hội nghị.

Các đại biểu nêu ý kiến tâm huyết về nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học cần có tính thực tiễn cao và ứng dụng cho thị trường tốt.

Các đại biểu nêu ý kiến tâm huyết về nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học cần có tính thực tiễn cao và ứng dụng cho thị trường tốt.

Sản xuất thử nghiệm cua Xanh Scylla paramamosain tại Thừa Thiên - Huế do ThS Nguyễn Khoa Huy Sơn - Trung tâm Ứng dụng chuyển giao công nghệ & Sản xuất thủy sản Phú Thuận, khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế làm chủ đề tài.

Sản xuất thử nghiệm cua Xanh Scylla paramamosain tại Thừa Thiên - Huế do ThS Nguyễn Khoa Huy Sơn - Trung tâm Ứng dụng chuyển giao công nghệ & Sản xuất thủy sản Phú Thuận, khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế làm chủ đề tài.

Sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc bươu đen (Pila Polita) do TS Hoàng Nghĩa Mạnh - Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Thủy sản thực hiện.
Sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc bươu đen (Pila Polita) do TS Hoàng Nghĩa Mạnh - Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Thủy sản thực hiện.
Củ sen sấy khô.

Củ sen sấy khô.

Dưa lưới - sản phẩm của Khoa Nông học.

Dưa lưới - sản phẩm của Khoa Nông học.

Mứt nghệ mật ong, sen và rượu.

Mứt nghệ mật ong, sen và rượu.

Trà Vằng khô và Bánh dinh dưỡng.

Trà Vằng khô và Bánh dinh dưỡng.

Máy châm phân tự động IOT Farm.

Máy châm phân tự động IOT Farm.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.