Trường Đại học Luật, Đại học Huế, đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

GD&TĐ - Trường Đại học Luật, Đại học Huế tiền thân là Luật Khoa thuộc Viện Đại học Huế, được thành lập từ năm 1957. Từ 03/03/2015, Trường Đại học Luật chính thức là một trong 8 trường thành viên thuộc Đại học Huế. Hiện nay, Nhà trường đang được giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo tất cả các bậc học từ đại học đến thạc sĩ và tiến sĩ.

Trường Đại học Luật, Đại học Huế, đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

Với sứ mạng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học, dịch vụ pháp lý có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước, Nhà trường luôn xác định nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo vừa là mục tiêu vừa là giải pháp chiến lược để đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra. Việc phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng được Trường Đại học Luật, Đại học Huế xem trọng ngay từ những ngày đầu thành lập. Toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của Trường đã triển khai đồng bộ tất cả các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng trong mọi hoạt động của Nhà trường.

Một nội dung quan trọng trong công tác đảm bảo chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục chính là công tác kiểm định chất lượng. Thông qua kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD), các trường đại học có cơ hội xem xét lại toàn bộ hoạt động của mình một cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh các hoạt động theo một chuẩn mực nhất định.

Hiểu được điều này, ngay sau khi có chủ trương của Bộ chủ quản, Trường Đại học Luật, Đại học Huế đã tiến hành tự đánh giá chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn gồm 10 tiêu chuẩn với 61 tiêu chí do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đồng thời đăng ký đánh giá ngoài để kiểm định chất lượng giáo dục với Trung tâm KĐCLGD - ĐHQG Hà Nội. Thông qua việc tự nguyện đăng ký kiểm định, Trường Đại học Luật, Đại học Huế muốn khẳng định lời cam kết về chất lượng đào tạo mà Nhà trường mang lại cho người học và các bên liên quan khác như giảng viên, nhà tuyển dụng, các đối tác, … và toàn xã hội.

Quá trình đánh giá ngoài đã cho thấy Trường Đại học Luật, Đại học Huế là cơ sở đào tạo Luật lâu đời nhất của miền Trung-Tây Nguyên. Nhà trường có đội ngũ giảng viên có năng lực, cán bộ quản lý tâm huyết, có trách nhiệm; Trường đã có nhiều đề tài có giá trị ứng dụng thực tiễn, có đóng góp mới cho khoa học và xã hội, được ứng dụng trong đào tạo; số lượng công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế ngày càng tăng; hoạt động hợp tác với các trường đại học trong và ngoài nước và với các địa phương rất được chú trọng để phát triển khoa học, nguồn nhân lực nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu phát triển Nhà trường.

Trong không khí tưng bừng đón tiếp tân sinh viên Khóa K42, buổi Lễ khai giảng năm học mới 2018 – 2019 của Trường Đại học Luật, Đại học Huế càng thêm ý nghĩa khi Nhà trường đón nhận quyết định và giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục từ đại diện lãnh đạo của Trung tâm KĐCLGD – ĐHQG Hà Nội và sự chúc mừng của lãnh đạo Tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo Đại học Huế.

Ngay sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, Trường Đại học Luật, Đại học Huế đã căn cứ các khuyến nghị của Đoàn đánh giá ngoài và tình hình thực tế để xây dựng và ban hành kế hoạch cải tiến chất lượng cơ sở đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt của Nhà trường; đồng thời triển khai tự đánh giá chất lượng tất cả các chương trình đào tạo đại học đang thực hiện tại Trường và tiến tới đề nghị đánh giá ngoài để công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng trong năm học 2018 – 2019.

Với các giải pháp đảm bảo chất lượng tổng thể đã và đang được triển khai, Trường Đại học Luật, Đại học Huế đang từng bước tạo tiền đề để xây dựng và hình thành văn hóa chất lượng nhà trường, là nền tảng để Nhà trường đạt được tầm nhìn đến năm 2020 sẽ trở thành một trung tâm đào tạo có chất lượng, có môi trường làm việc và học tập đạt chuẩn. Và đến năm 2030 là trường đại học có uy tín trong nước và khu vực; lấy đào tạo pháp luật làm cốt lõi, hướng tới đào tạo một số lĩnh vực có nền tảng pháp luật; từng bước chính thức là trường đại học định hướng nghiên cứu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng cùng người dân Yên Bái xuyên đêm canh lũ.

Người dân Yên Bái trắng đêm canh lũ

GD&TĐ - Tính đến sáng 9/9, bão số 3 đã làm 3 người chết, 4 người bị thương, nước sông dâng cao liên tục khiến người dân Yên Bái trắng đêm canh lũ.

Cổng Trời - Hoành Sơn Quan tọa lạc trên đỉnh Đèo Ngang (xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Ảnh: Phượng Vũ.

Cổng Trời 200 tuổi trên đỉnh Đèo Ngang

GD&TĐ - Hoành Sơn Quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, thuộc ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, người dân địa phương thường gọi di tích trên là 'Cổng Trời'.

Khắp Firozabad, đâu đâu cũng có người bán vòng tay thủy tinh. Ảnh: Bbc.com

Độc đáo nghề lọc vàng từ rác

GD&TĐ - Firozabad (Ấn Độ), 'kinh đô buôn bán vòng tay thủy tinh', xuất hiện một nghề không ai ngờ tới là lọc vàng từ rác sản xuất vòng tay.

Nhân lực ngành cầu đường cần bổ sung để thực hiện mục tiêu từ nay đến hết năm 2025 hoàn thành 3.000km đường cao tốc. Ảnh minh họa: TG

'Khát' kỹ sư cầu đường

GD&TĐ - Quy mô vốn Nhà nước đầu tư cho hạ tầng đang tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xây dựng.