Trường đại học dùng trí tuệ nhân tạo ngăn chặn sinh viên trốn học

GD&TĐ - Từ camera giám sát tới hệ thống chấm công vân tay, các trường đại học và cao đẳng tiếp tục áp dụng những công nghệ này vào cuộc chiến chống lại nạn sinh viên trốn học.  

Sinh viên Trung Quốc.
Sinh viên Trung Quốc.

Một trường đại học ở Triết Giang, Trung Quốc mới đây đã thử cải thiện tỷ lệ sinh viên đi học bằng công nghệ.

“Bạn đã vắng mặt trong lớp hôm nay”.

Những sinh viên trốn học ở trường ĐH Dianzi ở Hàng Châu hiện nhận được các cuộc gọi với lời nhắn trên. Người gọi điện không phải là con người mà là một phần mềm dùng trí tuệ nhân tạo (AI).

Tình trạng sinh viên trốn học cũng sẽ được gửi tới giảng viên và sẽ được ghi lại ngay vào lúc cuộc gọi được thực hiện.

Được phát triển bởi Đại học Dianzi, hệ thống AI này có thể giúp các giảng viên điểm danh và thực hiện các cuộc gọi để thúc giục sinh viên trốn học đến lớp.

Nó sẽ hỏi sinh viên lý do nghỉ học và áp dụng hình phạt thích hợp.

Tính hiệu quả của phần mềm

Phần mềm trên đã chứng tỏ được tính hiệu quả khi tỉ lệ đi học của sinh viên đã cao hơn trước đây.

“Chúng tôi không dám nghỉ học nữa” – một sinh viên của trường cho biết.

Các giảng viên có thể mở phần mềm bất kỳ khi nào trong lớp. Phần mềm này có thể đưa ra những mã ngẫu nhiên cho sinh viên.

Sinh viên sau đó cần nhập mã xác định để điểm danh trên ứng dụng – một quan chức của trường có tên Hu Haibin cho biết.

“Quá trình này mất nhiều nhất là 36 giây và giảng viên có thể cài đặt giới hạn thời gian ngắn hơn”.

Khi một sinh viên không có mặt trong khoảng thời gian giới hạn, phần mềm sẽ tự động gọi sinh viên đó.

Cuộc gọi sẽ được đồng thời chuyển thành văn bản và gửi cho giảng viên kèm theo thông tin về việc trốn học của sinh viên.

“Thậm chí nếu sinh viên cố gắng trốn cuộc gọi bằng cách thay số điện thoại, sự vắng mặt của họ vẫn được ghi lại” – ông Hu nói.

Hệ thống trên đang thu hút sự chú ý của công chúng vì các cuộc gọi được hỗ trợ bởi AI, tuy nhiên ông Hu cho biết nó chỉ là một công cụ thu thập dữ liệu.

Dựa trên dữ liệu có được, giảng viên có thể phân tích tại sao sinh viên không muốn đi học và giải quyết theo nguyên nhân trốn học.

Theo China Daily

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.