Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn: Đảm bảo việc làm cho sinh viên

GD&TĐ - Đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động là mục tiêu chiến lược mà Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn theo đuổi suốt 10 năm nay.

Lễ ký kết hợp tác giữa nhà trường và Doanh nghiệp
Lễ ký kết hợp tác giữa nhà trường và Doanh nghiệp

Hiện nay ngoài các chính sách cam kết việc làm với sinh viên sau khi ra trường, Nhà trường còn được biết đến là đơn vị đào tạo theo đơn đặt hàng của Doanh nghiệp lớn tại khu vực phía Nam

“Bắt tay” Doanh nghiệp, thực hiện cam kết việc làm với sinh viên

Xác định các hoạt động hợp tác giữa nhà trường với các Doanh nghiệp(DN) là “chìa khóa” giải quyết cho vấn đề việc làm sau tốt nghiệp của SV, vài năm trở lại các trường ĐH-CĐ rất coi trọng vấn đề này. Tại Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, việc này thậm chí còn được xem là chỉ tiêu đầu việc được giao cho bộ phận phụ trách (Phòng Quan hệ Doanh nghiệp và hỗ trợ SV) hàng quý phải làm, nhằm tạo dựng “kho” việc làm ổn định cho SV.

Là người tâm huyết với vấn đề này, TS Lê Lâm- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cho biết: Từ 3 năm trước, khi ông ấp ủ việc thực hiện “cam kết 100% việc làm với sinh viên”, cá nhân ông và các anh em trong phòng Quan hệ Doanh nghiệp đã phải lăn lộn khắp các DN trong và ngoài tỉnh để đặt quan hệ hợp tác, đào tạo từ trước.

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn thực hiện cam kết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường từ 4 năm nay
Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn thực hiện cam kết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường từ 4 năm nay

“Mục đích ngoài việc xây dựng tương tác hai chiều giữa Nhà trường- DN, giúp cả hai hiểu nhau hơn giữa vị trí cung- cầu nguồn nhân lực, điều quan trọng còn lại là tạo ra môi trường học tập, thực hành kỹ năng nghề nghiệp cho SV ngay từ trên ghế nhà trường. DN cho mình biết họ cần gì ở SV, kỹ năng nghề nghiệp phải thế nào, để từ đó Nhà trường điều chỉnh hình thức và phương thức đào tạo cho phù hợp. Khi cả hai phía gặp nhau ở một điểm chung: hài lòng với chất lượng nhân lực đào tạo, bản thân sự tương tác ấy sẽ tạo ra những vị trí công việc trong tương lai cho SV”- TS Lâm chia sẻ.

Và với cách thức tiếp cận DN trong mối tương hỗ cung- cầu nguồn lao động, đến nay chỉ sau 3 năm, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đã tạo được “kho” việc làm đủ lớn (khoảng 700-800 đầu việc hàng quý), với trên 800 Doanh nghiệp có sự hợp tác để bảo đảm đầu ra việc làm cho tất cả SV của trường. 

Theo TS Lê Lâm, khi DN bắt tay với trường ĐH-CĐ sẽ giúp họ không còn phải lo lắng việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao và không mất thời gian, chi phí đào tạo lại.  Với đơn vị đào tạo, việc bắt tay này không chỉ giúp đơn vị hiểu được yêu cầu của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực, từ đó thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo. Nhiều Doanh nghiệp khi hợp tác với Nhà trường, thậm chí còn đảm bảo mức lương thử việc, học việc rất tốt cho sinh viên khi các em tham gia vào các lớp “học kỳ Doanh nghiệp”.

Đẩy mạnh chính sách đào tạo theo địa chỉ và đơn đặt hàng

Sinh viên Nhà trường đi học và thực tế tại Doanh nghiệp
Sinh viên Nhà trường đi học và thực tế tại Doanh nghiệp

Tìm kiếm nhiều hướng đi trong việc hợp tác với DN để tạo quỹ việc làm cho SV, nhiều đơn vị còn thực hiện việc đào tạo theo đơn đặt hàng của các địa phương, các Tập đoàn đa quốc gia, cũng như học bổng gắn với việc làm từ các quỹ cộng đồng của các DN nhằm tăng thêm nhiều kênh việc làm cho SV của mình. Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn là một ví dụ điển hình.

Đơn cử, SV ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô của Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn khi tốt nghiệp là có đơn vị mời về ngay, thậm chí SV mới chỉ năm 3 đã có nhiều DN “trải thảm đỏ” chờ sẵn với mức lương cao ngất ngưởng. TS Lê Lâm- Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Không chỉ riêng ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, mà ngành CNTT, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Quản trị Nhà hàng & Khách sạn cũng luôn trong tình trạng “khát” nhân lực.

“Những ngành học trên SV luôn được DN săn đón và không bao giờ thiếu việc làm phần do đào tạo theo đơn đặt hàng, phần chất lượng đào tạo quá tốt, đáp ứng yêu cầu thị trường nhân lực. Thực tế, các khoa trên là các khoa nhận được sự đầu tư về công nghệ, cơ sở thực hành lớn nhất trường từ các Doanh nghiệp”- TS Lê Lâm nói.

Thực tế, việc hợp tác giữa trường ĐH-CĐ và DN là xu thế tất yếu trong bối cảnh hiện nay, nhưng để cái bắt tay ấy thật sự thành công và hiệu quả, theo TS Lê Lâm các trường ĐH-CĐ cần chủ động đưa tay ra trước. Việc chủ động theo TS Quỳnh thể hiện thiện chí và mong muốn từ phía cơ sở giáo dục đại học, cũng như những quan hệ xã hội khác.  “Khi mình có thiện chí và làm cho DN thấy được những lợi ích mà họ có được từ việc thiết lập mối quan hệ này thì quá trình hợp tác sẽ lâu dài, qua đó tạo thêm kênh việc làm bền vững cho SV”- TS Lê Lâm nói.

Hiện nay, ngoài chính sách bắt tay DN, nhiều trường còn đẩy mạnh việc đào tạo nhân lực gắn với hạng mục việc làm cụ thể của đơn vị. Đây cũng là điều mà nhiều năm nay Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn rất chú trọng đẩy mạnh.  Thống kê trong 3 năm năm gần nhất ở các khóa đào tạo của Nhà trường cho thấy: Trung bình mỗi năm có từ 40-50% sinh viên các Khoa như: Kỹ thuật Xây dựng, Điện công nghiệp, CNTT, Kỹ thuật Ô tô, Quản trị Nhà hàng & Khách sạn, Điều dưỡng thuộc dạng đào tạo theo địa chỉ và vị trí công việc với mức lương dao động từ 7-12 triệu đồng/tháng. TS Lê Lâm nhìn nhậ: Chính việc kết nối giữa người sử dụng lao động và đơn vị đào tạo theo các hình thức trên, đã gián tiếp góp phần giảm rất nhiều tỉ lệ SV thất nghiệp sau khi ra trường, định hình thương hiệu trong đào tạo cho đơn vị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...