Trung Quốc vượt xa Mỹ trong cuộc đua 5G

GD&TĐ - Trung Quốc đang đánh bại Mỹ về xây dựng cơ sở hạ tầng cho 5G, mạng không dây siêu nhanh thế hệ tiếp theo.

Trung Quốc vượt xa Mỹ trong cuộc đua 5G

Theo báo cáo mới công bố của Deloitte, Trung Quốc đã xây được khoảng 350.000 tháp sóng, trong khi Mỹ có chưa đầy 30.000. Kế hoạch kinh tế 5 năm của quốc gia châu Á đến năm 2020 kêu gọi chi 400 tỷ USD vào đầu tư 5G.

Do đó, “Trung Quốc và các nước khác có thể tạo ra cơn sóng thần 5G, khiến gần như không thể bắt kịp họ”, báo cáo viết.

Nhà mạng khắp thế giới đang trong cuộc đua ứng dụng 5G, mạng thế hệ mới được dùng trong xe hơi tự lái, thực tế ảo và thành phố thông minh.

Nước nào chạm đích 5G trước tiên có lợi thế lớn tới 10 năm về tuyển dụng và đầu tư cũng như kho dữ liệu giá trị từ việc kết nối mọi loại thiết bị với nhau. Số lượng thiết bị lên tới hàng tỷ chứ không dừng ở hàng triệu.

Yếu tố quan trọng trong triển khai 5G là lắp đặt các cột tháp không dây mới, phần nhiều được đặt trong các khu vực dân cư đông đúc. Trung Quốc thống trị trên phương diện này.

Chỉ trong năm 2017, China Tower – nhà điều hành cột tháp di động quốc doanh – bổ sung khoảng 460 cột tháp mỗi ngày. Nếu như hiện tại Mỹ có chưa tới 5 cột tháp trên mỗi 10.000 dân, tỉ lệ của Trung Quốc là 14/10.000.

Hai yếu tố khác chính là chi phí nghiên cứu, phát triển và chính phủ nhanh chóng phân bổ tần số vô tuyến bổ sung cho các nhà mạng nhanh đến đâu.

Theo báo cáo, các gã khổng lồ như Intel và Qualcomm đang hợp tác phát triển công nghệ 5G hàng đầu. Điều đó đã giúp Mỹ thắng trong cuộc đua 4G trước đây. Song, nghiên cứu từ Hệp hội thương mại không dây CTIA cho biết Mỹ cần lộ trình rõ hơn trong phân bổ tần số, tương tự cái đã được thông báo tại Trung Quốc và Hàn Quốc.

Báo cáo chỉ ra Trung Quốc là nước sẵn sàng nhất cho ứng dụng 5G, Hàn Quốc xếp thứ hai, tiếp đến mới là Mỹ và Nhật Bản. Chính phủ Mỹ cũng nhận thức được nguy cơ từ Trung Quốc. Đầu năm nay, Tổng thống Donald Trump ngăn thương vụ Broadcom mua Qualcomm sau khi quan chức Mỹ cảnh báo giao dịch có thể mang lợi thế lớn về 5G cho Trung Quốc.

Nhà mạng Mỹ như Verizon, AT&T từng chia sẻ sẽ triển khai công nghệ 5G tại một số thị trường vào cuối năm 2018, trong khi Bắc Kinh dự kiến sử dụng 5G trên diện rộng từ năm 2020. Tất cả hãng viễn thông nước này cũng cam kết đáp ứng khung thời gian trên.

Theo ICT News/CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.