Sự thay đổi này có nghĩa rằng, các sản phẩm của các công ty kể trên sẽ không còn trong dánh sách được các cơ quan chính phủ sử dụng để trang bị cho các văn phòng hoặc trung tâm dữ liệu. Thay thế cho các sản phẩm của hãng công nghệ Mỹ sẽ là các sản phẩm thay thế “cây nhà lá vườn” do chính Huawei và ZTE sản xuất.
Động thái này được xem như cách để Trung Quốc thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ cao của nước này.
Nhà sản xuất Router - Cisco là một trong hãng bị thua thiệt nhất trong cuộc thanh trừng này. Trong năm 2012, công ty này có khoảng 60 sản phẩm riêng biệt trong danh sách mua sắm của cơ quan Trung ương của Chính phủ nước này. Bây giờ, tất cả đã bị loại bỏ hết.
Phân tích của Reuters cho thấy, số lượng các công ty nước ngoài nằm trong danh sách có sản phẩm bị thanh trừng đã giảm 1/3. Các công ty làm về phần cứng và phần mềm liên quan tới bảo mật bị thiệt hại nặng nhất.
Một số suy đoán cho rằng, một trong những lý do của việc thanh trừng này là vì những tiết lộ “động trời” của cựu nhân viên CIA Edward Snowden về chương trình do thám của Mỹ đối với phần còn lại của thế giới.
"Sự cố Snowden đã trở thành một mối quan tâm thực sự, đặc biệt là đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu" - Tu Xinquan, Phó giám đốc của Viện Nghiên cứu Tổ chức thương mại thế giới của Trung Quốc, thuộc Trường Đại học Kinh doanh và Kinh tế quốc tế ở Bắc Kinh cho biết.
Ngoài ra, bằng cách ưu tiên các công ty bản địa, Trung Quốc có thể thúc đẩy sự phát triển triển vọng của ngành công nghệ cao của họ, ông cho biết.
Sự thay đổi trên được thực hiện ngay sau khi Trung Quốc đưa ra các quy tắc chi phối các công ty công nghệ bán sản phẩm cho các ngân hàng, trong đó trong một số trường hợp, yêu cầu họ phải bàn giao mã nguồn cho các sản phẩm của họ. Hiệp hội công nghệ và công nghiệp Mỹ đã có kháng nghị phản đối chính thức các quy tắc trên.