Theo một thông báo trước đó của NHC, chủng cúm gia cầm H10N3 thường chỉ gây bệnh nhẹ cho chim và chưa có trường hợp nào lây nhiễm sang con người.
Nhưng vào ngày 23/4, một người đàn ông 41 tuổi ở thành phố Trấn Giang phát bệnh với cơn sốt kéo dài những ngày sau đó. Đến ngày 28/4, anh này được đưa đến một bệnh viện địa phương để điều trị.
Mặc dù, H10N3 chỉ gây ra bệnh nhẹ cho vật chủ tự nhiên của nó, nhưng không thể đảm bảo điều tương tự khi chủng vi khuẩn này truyền sang người. Vào ngày 28/5, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) đã thực hiện phân tích gen trên các mẫu vật lấy từ người đàn ông bị nhiễm bệnh và xác định anh ta bị nhiễm H10N3.
CCDC sau đó đã theo dõi xung quanh tỉnh Giang Tô để tìm thêm các trường hợp nhiễm bệnh và đặc biệt tìm kiếm những người tiếp xúc gần gũi với người đàn ông, nhưng họ không phát hiện thêm trường hợp nào. Người đàn ông hiện đang trong tình trạng ổn định và sẵn sàng xuất viện.
Filip Claes, điều phối viên phòng thí nghiệm khu vực của Trung tâm Khẩn cấp về Dịch bệnh Động vật xuyên biên giới của Tổ chức Nông Lương, cho biết chủng này “không phải là một loại virus rất phổ biến”.
Tại văn phòng khu vực châu Á và Thái Bình Dương cho biết, chỉ có khoảng 160 trường hợp phân lập virus được báo cáo trong vòng 40 năm đến 2018, chủ yếu ở các loài chim hoang dã hoặc thủy cầm ở châu Á, một số khu vực hạn chế của Bắc Mỹ và chưa có trường hợp nào được phát hiện ở gà, Claes nói.
CCDC không nêu rõ cách thức hay thời điểm bệnh nhân có thể bị nhiễm bệnh. Nhưng dựa trên các đánh giá của CCDC cho đến nay, nguy cơ virus lây lan trên diện rộng là rất thấp, cơ quan này cho biết.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, khi virus cúm gia cầm thực hiện bước nhảy từ chim sang người, chúng thường không lây lan giữa người và khi chúng xảy ra, sự lây truyền của chúng thường “hạn chế, không hiệu quả và không duy trì”.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, cúm gia cầm thực sự có thể gây bùng phát dịch lớn ở người, vì vậy việc theo dõi các trường hợp nhiễm mới vẫn rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, theo CDC.
Ví dụ, dịch cúm gia cầm cuối cùng gây ra đợt bùng phát đáng kể ở người là H7N9, đã giết chết hơn 300 người vào năm 2016 và 2017, tạp chí Science đưa tin. Theo một ấn bản năm 2016 của báo cáo Morbidity and Mortality Weekly Report trên tạp chí CDC, chủng virus này có tỷ lệ tử vong là khoảng 40%.
Trở lại năm 1957, virus cúm gia cầm H2N2 đã hoán đổi gen với virus cúm người và gây ra đại dịch toàn diện, Gizmodo đưa tin. Bằng chứng cho thấy chủng cúm gây ra đại dịch cúm năm 1918, H1N1, cũng đến từ loài chim, bác bỏ một số nghiên cứu cũ cho rằng nó có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa virus ở người và lợn, theo Nature đưa tin vào năm 2014.
Vào đầu năm nay, các nhà chức trách Nga đã báo cáo những trường hợp đầu tiên được biết đến của một loại virus cúm gia cầm có tên là H5N8 truyền từ gia cầm sang người. 7 công nhân tại một nhà máy chăn nuôi gia cầm đã bắt gặp chủng virus này, nhưng không có bằng chứng nào về sự lây truyền từ người sang người, có nghĩa là virus lây truyền trực tiếp từ chim sang người lao động và không lây từ người lao động sang người khác.