Trung Quốc nỗ lực truy tìm hổ quý của Tổng thống Putin

Một con hổ Siberia quý hiếm từng được Tổng Thống Nga Vladimir Putin thả vào rừng, giờ đã lạc vào lãnh thổ Trung Quốc và có thể gặp nguy hiểm.

Hồi tháng 5, Tổng thống Nga Putin thả con hổ con 19 tháng tuổi ở vùng Amur. Ảnh: AP
Hồi tháng 5, Tổng thống Nga Putin thả con hổ con 19 tháng tuổi ở vùng Amur. Ảnh: AP

Hồi tháng 5, giới truyền thông đã chụp hình, quay phim ông Putin khi thả con hổ con 19 tháng tuổi, tên

Kuzya và 2 con hổ Siberia khác vào một khu hẻo lánh ở vùng Amur. Tín hiệu vệ tinh theo dõi từ chiếc vòng của Kuzya cho thấy con hổ bơi qua sông Amur, biên giới giữa Nga với Trung Quốc, vào ngày 5/10.

Nga thông báo với các giới chức kiểm lâm Trung Quốc rằng con hổ nói trên được phát hiện ở khu bảo vệ thiên nhiên Thái Bình Câu ở tỉnh Hắc Long Giang thuộc phía Đông Bắc Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã ngày 9/10. 

Giám đốc khu bảo tồn Trần Chí Cương cho biết: “Một chuyên gia Nga đã gọi điện để nói cho chúng tôi vị trí con hổ và hy vọng chúng tôi có thể bảo vệ được nó”.

Nhân viên lâm nghiệp Trung Quốc đã tìm cách tháo gỡ các bẫy và đặt hơn 60 máy thu hình để tìm tung tích con hổ, đồng thời thông báo cho nông dân địa phương biết. 

Ông Trần cho rằng con hổ sẽ tìm được nhiều thực ăn trong thế giới tự nhiên của khu bảo tồn, tuy nhiên nhân viên ở đó cũng sẽ thả ra một con gia súc nhỏ nào đó vào rừng để Kuzya không chết đói.

Vasiliy Gorobeiko, phó giám đốc quản lý tài nguyên thiên nhiên tại tỉnh tự trị Do thái thuộc vùng Viễn Đông Nga, lo lắng bởi vì Trung Quốc đông dân cư hơn và họ có thể bị bắn con hổ Kuzya vì sợ con vật này làm hại vật nuôi của họ. 

“Chắc chắn Trung Quốc sẽ được thông báo về con hổ của Tổng thống Putin thông qua các kênh của Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, trước khi các nhà sinh thái Trung Quốc tiếp nhận được thông tin này thì con hổ có thể gặp nguy hiểm” - ông Gorobeiko nói.

Tân Hoa Xã cho rằng hổ Siberia từ trước đến nay không hề thấy ở huyện La Bắc thuộc thành phố Hạc Cương của tỉnh Hắc Long Giang, nơi con hổ Kyzya lạc vào.

Theo nld

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.