Trung Quốc: Kỳ vọng số hóa bù lấp khoảng cách giáo dục

GD&TĐ - Khoảng cách giữa trường học nông thôn và thành thị Trung Quốc đang ngày càng bị nới rộng. Chính phủ Trung Quốc kỳ vọng đưa thiết bị số hoá vào giảng dạy sẽ giúp xoá nhanh khoảng cách này…

Một lớp học tại nông thôn Trung Quốc
Một lớp học tại nông thôn Trung Quốc

Đưa thiết bị dạy học số hóa về trường làng

Tại Thượng Hải, học sinh đạt điểm cao hơn nhiều trong kỳ thi khảo sát trình độ học sinh quốc tế về Toán và Khoa học so với học sinh nhiều nước khác trên thế giới. Nhưng học sinh nông thôn tiếp tục tụt hậu do hạ tầng giáo dục nghèo nàn, thiếu giáo viên có năng lực và ít tiếp cận với phương tiện GD hiện đại.

Khoảng cách bất bình đẳng thu nhập giữa thành thị và nông thôn Trung Quốc vẫn là hố sâu khổng lồ có thể gây ra suy giảm tỉ lệ tăng trưởng kinh tế dài hạn. Vui mừng với sự phát triển và đô thị hoá nhanh trong vài thập kỉ qua nhưng Bắc Kinh không thể bỏ qua khu vực nông thôn – nơi người nông dân đang trồng trọt và chăn nuôi bảo đảm an ninh lương thực. Giải pháp tốt nhất không phải là trợ cấp chính phủ cho nông dân mà là chiến lược cải thiện trường học nông thôn – trong đó cung cấp “số hoá giảng dạy” được coi là khâu đột phá.

Chính quyền Trung ương đang có những bước đi cụ thể tháo gỡ khó khăn cho hệ thống giáo dục nông thôn. Bộ Giáo dục cam kết chi 500 triệu nhân dân tệ (74 triệu USD) từ 2016 - 2020 xây dựng thêm trường học và đào tạo giáo viên tại khu vực nông thôn.

Năm 2014, Bắc Kinh cũng đã công bố chiến dịch cung cấp thiết bị dạy học số hoá cho 63.500 trường học nhỏ tại khu vực vùng xa và miền núi tại Tây Nam Trung Quốc.

Số hóa không phải phép màu

Bắc Kinh đi đúng hướng khi chủ trương lắp đặt đầu thu vệ tinh kỹ thuật số, máy tính, màn hình TV tinh thể lỏng và bảng trắng điện tử tại các trường học nông thôn – nhưng thách thức nảy sinh là: “Ai vận hành những thiết bị này?”.

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng học sinh nông thôn được tiếp cận thiết bị số nhiều hơn sẽ tăng khả năng học tập. Nhưng “học trên nền tảng máy tính” không phải là một phép màu. “Học từ máy tính khác xa với với học “mặt đối mặt” với giáo viên” – Chen Guying, giáo viên trường tiểu học tại làng Hexi, hạt Yongtai, tỉnh Phúc Kiến, nhận xét. Học với phương tiện số hoá có thể là công cụ hiệu quả nhưng chỉ khi giáo viên biết cách khai thác phương tiện đó.

Nhiều trường tiểu học nông thôn chỉ có 1 giáo viên dạy tất cả các môn. Họ sống cách li đã quá lâu, nhiều giáo viên nông thôn thậm chí chưa quen với thiết bị số.

Để khắc phục khó khăn trên, các trường đại học sư phạm đang vào cuộc trang bị kiến thức “số hoá” cho giáo viên.

Trường Đại học Sư phạm Thiểm Tây (SNU), nằm ở Tây Trung Quốc, đã mở dự án dạy học từ xa năm 2003. Chương trình này có các khoá đào tạo giáo viên và cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành.

Khoa GD từ xa của SNU đã mở hơn 400 khoá học ở 18 chủ đề - có gắn kết với một website làm nguồn học liệu và nhóm chat (trao đổi) trực tuyến. Giáo viên nông thôn đã quen thuộc hơn với việc sử dụng thiết bị số trong lớp học.

Bên cạnh đó, chính phủ, các công ty tư nhân và các tổ chức từ thiện đã kết hợp trong những dự án chung “số hoá” trường học nông thôn.

Ví dụ, Samsung, tập đoàn điện tử khổng lồ Hàn Quốc, tham gia tài trợ Quỹ Phát triển Tuổi trẻ Trung Quốc từ năm 2004 với hoạt động chủ đạo là cải thiện trường học nông thôn. Samsung đã tài trợ 29 triệu USD xây dựng 150 trường tiểu học “Hy vọng” tại 28 tỉnh Trung Quốc.

81 trường “Hy vọng” được lắp đặt thiết bị điện tử và máy tính, cùng với thiết bị phát sóng wifi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.