Trung Quốc: HS nông thôn hào hứng với tiết học “live stream”

GD&TĐ - “Live stream” (tính năng ghi và phát hình trực tiếp của mạng xã hội) đang trở thành công cụ hữu ích nối gần trường học vùng xa xôi lạc hậu với GD tiên tiến ở thành phố.

Trung Quốc: HS nông thôn hào hứng với tiết học “live stream”

Chia sẻ nguồn lực

Trong một lớp học tại khu tự trị Ningxia Hui, vùng nông thôn Tây Bắc Trung Quốc, một màn hình lớn thế chỗ bảng đen. Giờ học bắt đầu với phần đăng nhập, học sinh đứng lên chào giáo viên – người đang ở cách thủ phủ Ngân Xuyên của khu vực này tới 170 km.

Trong giờ Họa, Mu Yanan và 47 bạn lớp 2 tại Trường Hy vọng Kuankoujing CNPC chăm chú nhìn lên màn hình.

“Ai có thể cho cô biết ví dụ của một hình đối xứng” – cô giáo trên màn hình hỏi.

Mu ngay lập tức giơ tay trả lời: “Con ong!”

Mu nhận được một tràng vỗ tay của các bạn trong lớp.

Giờ học “live stream” này nằm trong chương trình chia sẻ bài giảng được triển khai tại Ningxia từ cuối năm ngoái. Chương trình phủ tới 200 trường, nhằm thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Trường học của Mu là trường đầu tiên thực hiện chương trình này. Cùng với Trường Tiểu học số 21 tại Yinchuan đưa vào giờ học live stream năm 2015, cho phép giáo dục thành thị chia sẻ nguồn lực với nông thôn.

Tuỳ thuộc vào lịch học của ngày, các tiết học live stream có thể gồm mọi môn học, từ Mỹ thuật, Âm nhạc tới Anh ngữ và Toán. Tất cả đều được giảng dạy bằng giáo viên các trường ở thành thị.

“Rất thú vị khi tương tác với giáo viên và các bạn học sinh tại Yinchuan qua Internet” – Mu bày tỏ – “Cháu có cảm nhận rõ ràng về thế giới bên ngoài làng quê cháu”.

“Bằng việc chia sẻ nguồn lực, chúng tôi hy vọng giáo dục sẽ đạt phát triển cân bằng giữa các khu vực” – Guo Kunyu, Phó phòng GD khu vực Ningxia, cho biết.

Bình đẳng hoá GD nông thôn – thành thị

Được tài trợ xây dựng bởi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), nhà sản xuất dầu khí lớn nhất nước, Trường Kuankoujing có gần 1.400 học sinh tiểu học và THCS nhưng trong biên chế chỉ có 4 giáo viên dạy Nhạc và 2 giáo viên dạy Họa.

Theo Wan Zhanwen, Hiệu trưởng nhà trường, một số giáo viên dạy tiếng Trung phải kiêm nhiệm thêm dạy Họa.

Tình trạng thiếu giáo viên như Kuankoujing không phải là không phổ biến tại các trường nông thôn Trung Quốc – vốn thiếu giáo viên ở một số môn phụ và cũng khó giữ chân giáo viên giỏi.

“Công nghệ là một lựa chọn giúp cải thiện chất lượng giáo viên và bình đẳng hoá giáo dục nông thôn – thành thị” – Wan nói và cho biết thêm toàn bộ 27 lớp của trường đã được bảng trắng tương tác và mạng Internet băng thông rộng.

Lợi ích của công nghệ không chỉ về mặt kiến thức mà còn giúp học sinh nông thôn tự tin hơn về bản thân.

Cha của Mu là một lái xe tải nuôi gia đình 5 người với lương tháng 5.000 tệ (800 USD). Đối với gia đình này, giáo dục là con đường duy nhất để có thể tạo lập vị trí trong xã hội tương lai. “Con gái tôi nói và cười nhiều hơn trong giờ học live stream” – cha cô bé vui mừng chia sẻ - “Tôi hạnh phúc khi thấy con bé tự tin hơn”.

Nằm trong nỗ lực của chính phủ Trung Quốc mang đến kết nối tốt hơn với trường nông thôn, các tiết học live stream đã được triển khai trên toàn quốc.

Tại tỉnh Gansu, hơn 64.000 trường học tại khu vực nông thôn được trang bị màn hình hiển thị và webcam để thực hiện bài giảng live stream vào cuối năm 2017.

Theo xinhuanet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.