Trung Quốc: Cụ ông bán phế liệu quyên góp cho học sinh nghèo

GD&TĐ - Trung Quốc: Thu gom vật liệu tái chế từ các hộ gia đình và bán chúng cho các trung tâm tái chế phế liệu là thói quen hàng ngày của ông Wu Qiyun, 71 tuổi, trong suốt 2 thập kỷ qua.

Ông Wu Qiyun chạy xe ba gác đi thu gom phế liệu.
Ông Wu Qiyun chạy xe ba gác đi thu gom phế liệu.

Từ năm 2004, ông Wu, sống tại thành phố Nanyang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đã sử dụng số tiền kiếm được từ việc bán giấy, bìa cứng, chai nhựa và các thiết bị cũ để hỗ trợ hơn 100 học sinh THCS ở vùng nông thôn.

“Mỗi năm, tôi quyên góp ít nhất 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu đồng), gần bằng một tháng thu nhập”, ông Wu nói. Đến nay, cụ ông đã quyên góp hơn 80.000 nhân dân tệ (khoảng 289 triệu đồng).

Nhờ khoản tiền này, nhiều học sinh khó khăn đã được hỗ trợ mua quần áo, thực phẩm, đồ dùng học tập hay được hỗ trợ học phí. Các em có thể tiếp tục đến trường, không để bị gián đoạn chỉ vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu đồ học tập.

Ông Wu sống trong căn hộ cho thuê với diện tích khoảng 20m2 cùng vợ và hai người cháu, 5 và 13 tuổi. Vợ chồng con trai ông Wu hiện đang làm việc tại tỉnh Quảng Đông nên nhờ ông bà chăm sóc cháu. Trong nhà ông Wu tương đối chật hẹp, không thể đặt nổi một chiếc ghế dựa.

“Tiền không phải điều quan trọng nhất. Tôi làm những gì tôi muốn và không hối tiếc về quyết định của mình”, cụ ông chia sẻ.

Khi ông Wu nhen nhóm ý định thu gom phế liệu để ủng hộ học sinh nghèo, vợ ông Wu không đồng ý. Bà cho rằng, gia đình không thể chi tiêu nổi nếu ông ủng hộ tiền cho người khác.

Nhưng ông Wu cho biết, bản thân có lý do khi làm vậy. Năm 2003, ông Wu cõng người mẹ bị thương ở hông trái đến bệnh viện ở Quảng Châu thăm khám. Hình ảnh của ông đã được truyền thông địa phương ghi nhận, đưa tin. Từ đó, rất nhiều người lạ, mạnh thường quân đã ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm cho hai mẹ con ông Wu để giúp cụ bà chữa trị.

“Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “nhận được một giọt nước, trả ơn bằng con suối”. Tôi chỉ đơn thuần làm những điều mình phải làm. Số tiền tôi có thể quyên góp cho học sinh nghèo vẫn còn khiêm tốn”, ông Wu bày tỏ.

Cách đây khoảng một tuần, ông Wu được chẩn đoán mắc chứng tăng sinh xương (hyperostosis) nên được bác sĩ khuyên phải nghỉ ngơi. Ông không còn đủ sức khỏe để chạy chiếc xe ba gác điện dọc thị trấn thu gom phế liệu. Do đó, ông trông cậy vào những vị khách quen gọi điện thông báo. Vợ ông Wu cũng giúp chồng mang vác những món đồ nặng.

Do khả năng làm việc giảm sút, thu nhập của ông Wu cũng bị giảm. Trước đây, mỗi ngày ông có thể kiếm được 50 - 60 nhân dân tệ nhờ bán hơn 100kg phế liệu. Thậm chí có những ngày ông bán được 100 nhân dân tệ. Nhưng hiện nay, thu nhập của ông gần như không đủ để chi tiêu.

Tuy nhiên, ông Wu không định ngừng quyên góp. “Tôi sẽ bắt đầu quyên góp trở lại sau khi bình phục. Tôi sẽ tiếp tục làm việc này miễn là còn có thể”, ông Wu bày tỏ.

Những năm trở lại đây, giáo dục học sinh nông thôn, miền núi tại Trung Quốc ngày càng được chính phủ cùng các cấp, ngành và xã hội đặc biệt coi trọng.

Bên cạnh những tấm gương không quản khó khăn hỗ trợ học sinh nghèo như ông Wu, Chính phủ Trung Quốc cũng tăng đầu tư cho trường vùng khó, khuyến khích giáo viên, tình nguyện viên trở về nông thôn làm việc. Các trường đại học dành khoảng 10% chỉ tiêu cho học sinh nông thôn, miền núi.

Theo SCMP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.