Các trường này thường có tên gần giống với tên các trường đại học hợp pháp.
Đơn cử, một trường đại học giả mạo có tên là ĐH Bưu chính Viễn thông Trung Quốc, tương tự ĐH Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh hay ĐH Bưu chính Viễn thông Nam Kinh, hai trường nổi tiếng tại Trung Quốc.
Các trường giả mạo thường quảng cáo nếu thí sinh đóng đủ tiền, họ có thể đăng ký vào trường, không kể điểm thi đại học. Một số thậm chí nói rằng trường hợp tác với các trường đại học tiêu chuẩn để mở “cơ sở đào tạo” nhằm tăng độ uy tín.
Bộ Giáo dục đồng thời lưu ý việc đăng ký tuyển sinh đại học là không mất phí. Nếu một trường yêu cầu thí sinh hoặc gia đình nộp lệ phí xét tuyển, thí sinh cần đề cao cảnh giác và kiểm tra kỹ lại thông tin.
Những thí sinh có điểm thi đại học thấp có khả năng cao rơi vào cái bẫy này. Đơn cử, hai phụ huynh sống tại tỉnh Giang Tô đã bị một người đàn ông tên Qiang lừa nộp tiền xét tuyển cho con vào một trường đại học danh tiếng dù hai thí sinh này đạt điểm kém. Sau khi nhận tiền, Qiang đã đưa giấy mời nhập học giả cho hai thí sinh trên.
Khi sự việc bị phanh phui, Qiang bị bắt và kết án 12 năm 6 tháng tù giam với tiền phạt 310.000 nhân dân tệ.