Trung Quốc: Cấm giáo viên yêu cầu phụ huynh chấm điểm bài tập của HS

GD&TĐ - Cơ quan quản lý GD tỉnh Liêu Ninh cùng một số nơi khác cấm GV yêu cầu phụ huynh chấm bài tập về nhà của HS. Động thái này diễn ra sau khi có làn sóng phản đổi kịch liệt trên mạng xã hội.

Phụ huynh dạy con học bài.
Phụ huynh dạy con học bài.

GV tại các trường tiểu học và trung học cơ sở không tự chấm điểm bài tập của HS sẽ không đủ điều kiện để thăng tiến hoặc nhận thường. Trong khi đó hiệu trưởng để việc này xảy ra sẽ phải chịu trách nhiệm - Hướng dẫn của Sở GD Liêu Ninh cho biết.

Theo chỉ dẫn trên, GV sẽ không được dùng ứng dụng tin nhắn WeChat hoặc QQ để giao bài tập về nhà hay yêu cầu hình phạt hoặc yêu cầu làm bài tập nhiều lần.

Phòng GD ở Taiyuan, tỉnh Sơn Tây đã ban hành một hướng dẫn tương tự vào tháng trước, cấm GV chuyển việc chấm điểm bài tập về nhà của HS cho phụ huynh.

Một hướng dẫn của phòng GD huyện Weifeng, tỉnh Sơn Đông ban hành đầu tháng quy định GV không được chấm điểm bài tập của HS một cách qua loa hoặc lảng tránh việc chấm điểm.

Trong một đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội Sina Weibo gần đây, trước khi rời nhóm liên lạc phụ huynh – giáo viên, một người cha ở tỉnh Giang Tô đã chỉ trích GV vì yêu cầu phụ huynh chấm điểm trong nhóm WeChat.

“GV có thể làm được gì khi tôi đã rời nhóm chat phụ huynh – GV” - người cha trên nói – “Giá trị của GV là gì khi tôi là người duy nhất dạy con và chấm điểm cho nó? Nếu tôi có nhiều thời gian để suốt ngày kiểm tra tin nhắn trong nhóm, tôi không cần GV nữa”.

Đoạn video trên nhanh chóng gây phản ứng giận dữ đối với GV và được các phụ huynh khác ủng hộ.

GV Zhou Xi tại một trường THCS ở tỉnh Hồ Nam cho biết ông phản đối việc yêu cầu phụ huynh chấm điểm bài tập về nhà cho con. “Việc chấm điểm bài tập về nhà của HS là một phần yêu cầu công việc của GV, họ không nên lười biếng và trốn tránh trách nhiệm”.

Phó viện trưởng Xiong Bingqi của Viện nghiên cứu GD Thế kỷ 21 ở Bắc Kinh cho biết lý do khiến các bậc phụ huynh phản đối việc chấm điểm bài tập về nhà là họ đã chịu quá nhiều áp lực và sự cạnh tranh để cung cấp GD tốt nhất có thể cho con.

Theo China Daily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ