Trung Quốc bị tố bán phá giá giấy bạc tại thị trường Mỹ

Các nhà máy sản xuất giấy bạc Mỹ đệ đơn lên chính phủ cáo buộc các công ty Trung Quốc bán phá giá tại thị trường nước này. Đây là trường hợp khiếu nại bán phá giá đầu tiên từ khi tổng thống Donald Trump chính thức nhậm chức.

Trung Quốc bị tố bán phá giá giấy bạc tại thị trường Mỹ

Động thái này bắt đầu kể từ sau chuyến viếng thăm của ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đến Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa hai "ông lớn" ngành thép và nhôm leo thang.

Đáp trả lại hành động trên, Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng Mỹ nên cẩn trọng với hành động của mình. "Trung Quốc hy vọng phía Mỹ sẽ không sử dụng các biện pháp bảo trợ thương mại".

Hôm thứ Năm (9/3), Hiệp hội Nhôm Mỹ gửi đơn đề xuất đưa ra thuế đối kháng và chống bán phá giá đối với mặt hàng sử dụng giấy bạc nhập khẩu từ Trung Quốc như bao bì sản phẩm.

Trung Quoc bi to ban pha gia giay bac tai thi truong My - Anh 1

Giấy bạc dùng để gói đồ ăn

Tổ chức này cho hay động thái trên là một phần trong chiến dịch giải quyết vấn đề thừa sản lượng nhôm ở Trung Quốc. Hiện tại, nhôm của Trung Quốc chiếm tới hơn một nửa sản lượng toàn thế giới.

Trong vòng 20 ngày tới, Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa quyết định có nên thực hiện cuộc thăm dò về vấn đề này hay không. Sau đó 45 ngày, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ sẽ đưa ra quyết định sơ bộ. Dự kiến, sắc lệnh cuối cùng sẽ được thông qua trong quý I năm 2018.

Ông Trump cam kết sẽ đưa việc giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc như ưu tiên hàng đầu và hứa áp đặt thuế trừng phạt lên hàng hóa nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Trung Quốc xuất khẩu 1,1 triệu tấn nhôm năm ngoái, tăng 13% so với năm 2015. Trước khi rời Nhà Trắng, tổng thống Obama khiếu nại lên WTO về việc Trung Quốc mở rộng thị phần nhôm toàn cầu bằng việc cung cấp các khoản vay giá rẻ và giảm giá điện.

Đây không phải trường hợp đầu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu kim loại của nước ngoài bị Mỹ tố là bán phá giá kể từ đầu năm nay. Trước đó, đầu tháng 3, Bộ Thương mại Mỹ cho biết ngành thép trong nước đang bị tổn hại nghiêm trọng do các sản phẩm thép nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ đang được bán phá giá tại quốc gia này.

Năm 2015, giá trị nhập khẩu thép của Mỹ từ Nhật Bản, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt đạt 108 triệu USD, 17,5 triệu USD và 647 triệu USD.

Năm ngoái, trong đợt tranh cử tổng thống, ông Trump chỉ trích Trung Quốc đang "giết" ngành thép Mỹ. Tại thời điểm đó, các nhà sản xuất thép tại Trung Quốc đang bán thép với giá rẻ hơn so với các đối thủ tại Mỹ, và những người được hưởng lợi nhiều nhất có lẽ là các nhà buôn toàn cầu. Hãng tin Bloomberg cho biết, trên thực tế khoảng cách giữa giá thép thô của Mỹ và Trung Quốc đang được nới rộng lên mức cao nhất kể từ năm 2011.

Theo NDH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.