Trứng ngỗng có giúp thai nhi thông minh như lời đồn?

Trứng ngỗng có tốt hơn trứng gà?

Theo BS. Nguyễn Văn Tiến – Viện dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ thì cho đến nay vẫn chưa có cơ sở khoa học nào cho rằng ăn trứng ngỗng tốt hơn ăn trứng gà cả. Tất cả những thông tin cho rằng ăn trứng ngỗng sẽ giúp mẹ bầu sinh con ra to khỏe, trắng trẻo chỉ là lời đồn trong dân gian mà thôi.  

Tuy nhiên, trên thực tế thì trong thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng có nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tốt cho sự phát triển của thai nhi nên mẹ bầu có thể ăn một vài quả cũng không sao cả.

Trứng ngỗng nếu ăn nhiều gây bệnh cao huyết áp, béo phì thừa cân cho mẹ bầu.
Trứng ngỗng nếu ăn nhiều gây bệnh cao huyết áp, béo phì thừa cân cho mẹ bầu.

Trong Đông y thì trứng ngỗng cũng là một vị thuốc nó có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp ngăn ngừa những căn bệnh về thận, viêm gan. Nhưng mẹ bầu nếu ăn quá nhiều trứng ngỗng cho bà bầu lại có quá nhiều lipid nên những người bị bệnh tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao, thừa cân, tiểu đường không tốt chút nào.

Mẹ bầu ăn trứng ngỗng như thế nào cho khỏe?

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Văn Tiến thì trong khi mang thai mẹ có thể ăn 1-2 quả trứng ngỗng cũng không gây ảnh hưởng gì tới mẹ và thai nhi. Nhưng mẹ không nên ăn nhiều sẽ không tốt cho mẹ và bé. 

Mẹ ăn quá nhiều trứng ngỗng có thể gây khó tiêu, đầy bụng… bởi trứng ngỗng có nhiều protein, lipid… dễ gây mỡ trong máu, tiểu đường, cao huyết áp cho mẹ.

Trứng ngỗng không bổ hơn trứng gà.
Trứng ngỗng không bổ hơn trứng gà.

Ngoài ra, nếu bạn không tìm được trứng ngỗng cũng không sao cả bởi trứng ngỗng cũng không bổ hơn trứng gà. Nên bạn hoàn toàn có thể thay bằng trứng gà là được. 

Nếu mẹ bầu ăn trứng gà có thể ăn 1-2 bữa/tuần. Mỗi lần ăn 1-2 quả là đủ. Việc mẹ bầu ăn trứng gà giúp bổ sung canxi, sắt, khoáng chất tốt cho cả mẹ lẫn bé.

TheoKhoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.