Trong đó yêu cầu các đơn vị chủ động nắm bắt tình hình dư luận quan tâm về giáo dục, nhận diện, dự báo các vấn đề bức xúc và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo về các phòng chuyên môn của Sở để được chỉ đạo xử lý kịp thời.
Căn cứ 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản của ngành, các đơn vị lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
Trọng tâm truyền thông theo các nội dung: Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng và chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của giai đoạn hiện nay.
Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh; đổi mới chương trình hướng nghiệp; kiểm định, đánh giá chất lượng dạy học ngoại ngữ, theo đề án NNQG 2020; dạy học tiếng dân tộc thiếu số cho học sinh phổ thông.
Đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường; phòng chống tai nạn, thương tích, đuối nước; phòng chống bạo lực học đường, trường học an toàn...
Công tác xã hội hoá giáo dục; công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS,...
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục; việc gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và doanh nghiệp để nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học;
Chính sách cho giáo dục vùng dân tộc, chính sách học phí, thu chi đầu năm học,...; giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, pháp luật cho học sinh.
Sở GD&ĐT yêu cầu định kỳ hằng tháng, các đơn vị giới thiệu các nhân tố điển hình, các hoạt động đổi mới, sáng tạo, các tấm gương người tốt, việc tốt trong dạy và học; báo cáo tổng hợp về tình hình dư luận, tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, nhân viên, học sinh… về Sở để tổng hợp, lựa chọn, đăng tin truyền thông trong ngành.