“Trống” kĩ năng sống thời 4.0

GD&TĐ - Trong xã hội phát triển, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho HS là vô cùng quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, việc tạo ra môi trường học đường tích cực, thân thiện, văn minh là tiền đề quan trọng để rèn chữ dạy người. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để tạo nên một thế hệ trẻ được giáo dục toàn diện.

Có kĩ năng ứng xử, giao tiếp tốt sẽ tạo nên môi trường học đường thân thiện, hạnh phúc. Ảnh: Đức Trí
Có kĩ năng ứng xử, giao tiếp tốt sẽ tạo nên môi trường học đường thân thiện, hạnh phúc. Ảnh: Đức Trí

Xây môi trường giáo dục văn minh

Có một sự thật dễ dàng nhận ra ở giới trẻ nói chung và học sinh (HS) nói riêng đó là sự thiếu hụt kĩ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô và bạn bè cho dù các em có thành tích học tập ấn tượng. Điều này đẩy HS tới những khó khăn trong giao tiếp với người xung quanh, mâu thuẫn, va vấp không đáng có trong trường lớp học; không thể hiện được sự thân thiện, lòng tốt với bạn bè. Thậm chí vì thiếu kĩ năng giao tiếp đơn giản, lúng túng trong cách xử lý tình huống mà dẫn tớ xô xát, gây lộn, bạo lực trong và ngoài học đường.

Cô Nguyễn Thị Khánh – Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) bày tỏ: Hai câu “xin lỗi”, “cảm ơn”, một phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp hàng ngày, một cụm từ ngắn gọn có ý nghĩa giáo dục, hiệu quả lớn trong giao tiếp dường như đang thưa dần trong giao tiếp của HS. Giờ đây các em tăng cường sử dụng những ngôn từ lóng trên mạng, các diễn đàn của học trò, và ngôn từ bắt chước theo các trò chơi điện tử.

Nhiều thầy cô giáo cũng chung nhận xét, giới trẻ ngày càng vô tâm, vô cảm tới mức thiếu hụt văn hóa giao tiếp, cảm xúc. Không ít người phàn nàn về tình trạng HS sau khi hỏi đường người lớn đã phóng vụt đi không để lại lời cảm ơn, hay thể hiện sự biết ơn người đã giúp đỡ mình.

Không ít nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, thầy cô giáo trăn trở và đặt câu hỏi: Tại sao tệ nạn, bạo lực học đường ngày càng phát triển? Tại sao HS khi lớn lên lại vô tâm với sự vất vả lãm lũ của bố mẹ, coi thường bố mẹ có hoàn cảnh khó khăn? Bạn bè trong một trường, một lớp thiếu nhường nhịn, kiềm chế, dễ dàng đánh nhau?... Và một trong những nguyên nhân quan trọng được chỉ ra là sự thiếu hụt kĩ năng giao tiếp, ứng xử thiếu chuẩn mực, thiếu lòng nhân ái vị tha. Các em không được giáo dục hoặc không có thói quen nói lời nói xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, đúng chỗ trong trường học và cuộc sống.

Không chỉ truyền kiến thức, GV cần gieo suy nghĩ, lời nói đẹp đến mỗi HS. Ảnh: Đức Trí
  • Không chỉ truyền kiến thức, GV cần gieo suy nghĩ, lời nói đẹp đến mỗi HS. Ảnh: Đức Trí

Hành trang không thể thiếu

Theo TS Vũ Việt Anh – Chuyên gia tâm lý chuyên ngành GD: Để tạo thói quen văn hóa, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, hạn chế sự vô cảm… thì HS cần được giáo dục từ sớm để những kĩ năng sống, giao tiếp đơn giản ấy trở thành một thói quen.

Yếu tố gây ảnh hưởng, hướng dẫn dạy dỗ HS tích cực nhất là nhà trường, thầy cô và gia đình. Trong gia đình, khi con cái trót làm điều sai trái, cha mẹ hãy khuyến khích các con biết nói lời ân hận, chân thành xin lỗi cha mẹ thay vì trách mắng, khắt khe trừng phạt.

Tại các trường học, lời xin lỗi, cảm ơn cần được khuyến khích sử dụng và quy định như nếp sống văn minh của học sinh trong trường. Với thầy cô giáo, cũng cần là tấm gương biết nói lời xin lỗi cảm ơn khi mình chưa hoàn thiện, có điều gì chưa đúng với học sinh hoặc nhận được sự giúp đỡ dù nhỏ bé nhất từ HS.

Dưới phân tích nhiều góc độ thì cụm từ xin lỗi – cám ơn cần phải trở thành kỹ năng giao tiếp, xuất hiện thông thường trong hành trang cuộc sống mà HS cần được trang bị.

Cô Nguyễn Thuận, Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội), cho rằng, dạy HS biết nói lời cám ơn đúng lúc với thầy cô, cha mẹ, bạn bè. Cần giáo dục HS, dù các em chỉ nhặt được chiếc bút chì, cục tẩy nhỏ… hãy trả lại người mất, còn ai nhận được cần nói lời cám ơn chân thành. Lời xin lỗi đúng lúc cũng là vũ khí bảo vệ mỗi HS trong hoặc ngoài trường học. Cần hóa giải những lỗi lầm bằng lời nói cảm ơn, xin lỗi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.