Trò chơi kéo co chính thức thành di sản văn hóa thế giới

Nghi lễ và trò chơi kéo co được lưu truyền rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở Đông và Đông Nam Á.

Trò chơi kéo co chính thức thành di sản văn hóa thế giới
resize_images813999_Tr__ch_i_k_o_co___m_t_trong_nh
Trò chơi kéo co chính thức là di sản văn hóa thế giới

Vào hồi 12h15 giờ địa phương (17h giờ Việt Nam) ngày 2/12, tại phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO diễn ra tại thành phố Windhoek, nước Cộng hòa Namibia, nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

thumb_660_1_keoco_s2.12.15-1
Kỳ họp của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO xem xét và quyết định hồ sơ Kéo co của Việt Nam trở thành Di sản văn hóa thế giới.

Theo An ninh thủ đô, nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở Đông và Đông Nam Á, với mong ước cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy. Tùy vào mỗi quốc gia thành viên, nghi lễ và trò chơi kéo co được tổ chức ở cấp độ toàn quốc hoặc tại các vùng nhất định trong từng nước.

Ở Campuchia, kéo co được thực hành thường xuyên bởi ba cộng đồng đại diện xung quanh Hồ lớn (Great Lake) của Biển Hồ Tonle Sap, gần khu vực khảo cổ Angkor. Tại Philippines, các nhóm kéo co được biết đến hội tụ tại Nunhipukana, nơi hợp lưu của sông Hapao và các sông nhánh. Trong khi đó, kéo co là nghi lễ phổ biến của người dân các địa phương thuộc tỉnh Chungcheongdam, Gangwon, Gyeongsangnam của Hàn Quốc.

Ở Việt Nam, kéo co được biết đến như một trò chơi dân gian truyền thống, một môn thể thao mang tính đồng đội, thường có mặt trong các lễ hội, các sự kiện sinh hoạt cộng đồng lôi kéo nhiều người tham gia. Kéo co phổ biến ở nhiều địa phương như Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh cũng như tại Thành phố Hà Nội. Kéo co đáp ứng được các tiêu chí do UNESCO đề ra như tính thực hành; khả năng bảo vệ và lưu truyền trong cộng đồng…

Sau khi đã có 9 di sản văn hóa phi vật thể (7 di sản thuộc Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và 2 di sản thuộc Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp), đến nay, Việt Nam đã có 10 Di sản văn hóa thế giới. Đây sẽ là những thế mạnh văn hóa độc đáo của Việt Nam để phát triển du lịch.

Theo baogiaothong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.

Minh họa/INT

Vũ khí thuế quan

GD&TĐ - Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ khi lên nhậm chức đã sử dụng thuế quan như 'một thứ vũ khí' trong chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế.