Theo quân đội Mỹ, tên lửa tầm ngắn này được phóng từ vị trí gần sân bay Wonsan trong 6 phút cho đến khi nó rơi xuống biển Nhật Bản. Tên lửa này không được xem là mối đe dọa đối với khu vực Bắc Mỹ.
Hàn Quốc và Nhật Bản lo ngại
Ngay lập tức, Hàn Quốc và Nhật Bản bày tỏ sự phản đối vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Đây là một nỗ lực mới của nước này trong việc phát triển vũ khí hạt nhân có thể tiếp cận các căn cứ quân sự Mỹ.
Theo lời của Tổng Tham mưu trưởng Hàn Quốc, quả tên lửa này được phóng lên lúc 5 giờ 39 giờ địa phương (16 giờ 39 ngày Chủ nhật, theo giờ Trái đất) từ một khu vực gần Wonsan, tỉnh Kangwon, về phía Đông của bán đảo Triều Tiên.
Quả tên lửa bay trong khoảng 6 phút và đạt khoảng cách khoảng 450km. “Hàn Quốc và Mỹ đang kết hợp chặt chẽ để phân tích các thông tin tiếp theo. Quân đội của chúng tôi đang theo dõi sát sao quân đội Triều Tiên và chuẩn bị sẵn sàng”, vị Tổng Tham mưu trưởng cho biết.
Theo Nhật Bản, quả tên lửa này rơi trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này, thuộc khu vực mặt nước cách bờ biển Nhật Bản 200 hải lý.
“Vụ thử tên lửa này là một hành động gây nhiều vấn đề đối với an toàn của máy bay cũng như tàu biển và vi phạm một cách rõ ràng giải pháp của Liên Hiệp Quốc.
Những hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Triều Tiên là hoàn toàn không thể chấp nhận được”, Bộ trưởng Nội các của Nhật Yosshihide Suga nói trong một tuyên bố.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng tuyên bố “phản đối mạnh mẽ” Triều Tiên về hành động này. “Để ngăn chặn Triều Tiên, chúng tôi sẽ có những hành động cụ thể với nước Mỹ” - ông nói - “Chúng tôi sẽ phối hợp với Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế duy trì cảnh giác cao, đồng thời thực hiện mọi biện pháp khả thi để đảm bảo an ninh cho người dân Nhật Bản”.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đã triệu tập một cuộc họp của hội đồng an ninh quốc gia ngay buổi sáng thứ Hai.
Lần thứ 3 trong 3 tuần
Đây là vụ phóng tên lửa thứ 3 của Triều Tiên trong vòng 3 tuần vừa qua. Ngày 14/5, Triều Tiên đã thực hiện một vụ thử tên lửa được các nhà phân tích cho là thử nghiệm thành công nhất trong nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của nước này.
Theo Hàn Quốc, quả tên lửa này đạt độ cao hơn 2.100 km. Các nhà phân tích cũng cho rằng thử nghiệm này đã mang lại cho Triều Tiên những thông tin quan trọng trong lĩnh vực phát triển động cơ cho đầu đạn hạt nhân, đồng thời cho thấy Bình Nhưỡng đã sở hữu một thế hệ tên lửa hoàn toàn có thể tấn công đảo Guam thuộc lãnh thổ Mỹ.
Ngày 21/5, Bình Nhưỡng lại phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung vào vùng biển ở bờ biển phía Đông của nước này. Theo thông tin từ Thông tấn xã Hàn Quốc KCNA, đây là một tên lửa đạn đạo chiến lược đất đối đất Pukguksong 2.
Cũng theo KCNA, nhà lãnh đạo Hàn Quốc Kim Jong-un tuyên bố thử nghiệm này cho thấy quả tên lửa đã sẵn sàng để được triển khai và sản xuất hàng loạt.
Mức độ đe dọa ngày càng cao
Cùng với những thử nghiệm tên lửa trước đó, vụ phóng tên lửa hôm thứ Hai diễn ra trong bối cảnh vừa diễn ra một sự kiện quốc tế quan trọng.
Chỉ trước đó 2 ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gặp gỡ với Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng 5 nhà lãnh đạo khác của một số nước mạnh nhất thế giới tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Italy.
Trong bản thông cáo cuối cùng, Abe và Trump, cùng các nhà lãnh đạo của Canada, Pháp, Đức, Italy và Anh - tuyên bố Triều Tiên đang “ngày càng đưa ra những đe dọa ở mức độ mới đối với hòa bình và ổn định quốc tế, thông qua các vi phạm lặp lại và liên tục đối với luật pháp quốc tế”.
Triều Tiên tuyên bố vụ thử tên lửa này là phản ứng đối với các đe dọa chống lại nước này của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.