Triệu chứng viêm đại tràng kích thích và thuốc điều trị hiệu quả

GD&TĐ - Viêm đại tràng kích thích là loại bệnh tiêu hóa thường gặp gây nhiều khó chịu khi nhiễm phải. Tìm hiểu các triệu chứng bệnh và các loại thuốc trị viêm đại tràng kích thích đem lại hiệu quả cao và ngừa tái phát.

Nhận biết sớm triệu chứng đại tràng kích thích sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị kịp thời
Nhận biết sớm triệu chứng đại tràng kích thích sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị kịp thời
Bệnh viêm đại tràng kích thích là gì?

Đại tràng kích thích hay đại tràng co thắt là thuật ngữ đôi khi được dùng để chỉ hội chứng ruột kích thích. Đây là chứng bệnh rối loạn đường tiêu hóa khá phổ biến, gây ra đau quặn bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy thất thường, tình trạng phân bất thường.

Đại tràng co thắt mô tả sự gia tăng các cơn co thắt tự phát ở các cơ ruột già liên quan tới hội chứng ruột kích thích. Nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh khác nhau ở mỗi người.

Bệnh đại tràng kích thích không đe dọa tới tính mạng cũng như không khiến cho bạn có thể mắc các loại bệnh đại tràng khác như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc ung thư ruột kết. Tuy nhiên bệnh kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt và cuộc sống mỗi ngày.

Người mắc bệnh viêm đại tràng kích thích lâu dài có thể cần phải nghỉ làm vì họ có ít thời gian tham gia liên tục vào các hoạt động hàng ngày. Có thể cần phải thay đổi cách làm việc và làm việc tại nhà thay vì đến cơ quan, đổi giờ làm hoặc thậm chí tạm nghỉ việc.

Triệu chứng viêm đại tràng kích thích thường gặp

Tiêu chảy là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm đại tràng kích thích

Người bệnh đại tràng kích thích sẽ gặp phải một số triệu chứng dưới đây:

   - Tiêu chảy (được mô tả là những đợt tiêu chảy cấp)

   - Táo bón

   - Táo bón xen kẽ với tiêu chảy

   - Đau bụng hoặc đau quặn bụng, thường là ở vùng bụng dưới, bị đau hơn sau khi ăn và giảm đau sau khi đi ngoài

   - Chướng bụng hoặc đầy hơi, bụng to

   - Phân cứng hơn hoặc lỏng hơn so với bình thường (phân có dạng viên hoặc phân dẹt)

   - Có chất nhầy trong phân

   - Có cảm giác muốn đi ngoài ngay sau khi vừa mới đi xong

   - Ợ chua và khó tiêu

   - Mệt mỏi.

Các triệu chứng trên cũng có thể là do một số nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu là viêm đại tràng co thắt thường các triệu chứng này sẽ xuất hiện hàng tuần trong 3 tháng hoặc ít xuất hiện lặp lại hơn trong ít nhất sáu tháng. Bị căng thẳng sẽ khiến cho các triệu chứng bệnh trở nên tệ hơn.

Đối với phụ nữ, các triệu chứng đại tràng kích thích có thể trở nên nặng hơn vào thời kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ mãn kinh cũng sẽ có ít biểu hiện hơn. Một số người cho rằng triệu chứng đại tràng kích thích trở nên tăng nặng hơn trong khi mang thai.

Bị đại tràng kích thích khi nào cần đi khám bác sĩ?

đại tràng kích thích

Khi bệnh đại tràng kích thích kéo dài và có các triệu chứng mới thì nên đi khám bác sĩ

Đối với người bị viêm đại tràng kích thích thì có một số trường hợp cần cân nhắc đi khám như sau:

   - Xuất hiện thêm triệu chứng mới

   - Bệnh kéo dài và cơn đau bụng trở nên tệ hơn

   - Dù vẫn sử dụng thuốc được kê nhưng các triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi hoặc đau quặn bụng không giảm bớt.

Tuy đại tràng kích thích thường sẽ không dẫn tới các bệnh nguy hiểm hơn, nhưng cũng sẽ có một số dấu hiệu khá nguy hiểm cần đi khám ngay. Đó là:

   - Chảy máu trực tràng: Đây có thể chỉ là một tác dụng phụ của táo bón do hội chứng ruột kích thích gây ra do có vết rách ở hậu môn hoặc do bệnh trĩ. Tuy nhiên nếu bạn thấy lượng lớn máu trong phân hoặc máu không ngừng chảy thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

   - Sụt cân không rõ nguyên nhân: Bị sụt cân không rõ nguyên nhân rất nguy hiểm nên cần đi khám sớm.

   - Sốt, nôn mửa và thiếu máu: Nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Các yếu tố rủi ro và nguyên nhân gây ra bệnh đại tràng kích thích

đại tràng kích thích

Đại tràng co thắt thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh đại tràng kích thích hiện nay vẫn chưa được ghi nhận. Có nhiều giả thiết đã được các nhà khoa học đưa ra để lý giải cho tình trạng này.

Các nhà khoa học cho rằng có thể do đại tràng và hệ miễn dịch của người bệnh quá nhạy cảm gây ra bệnh. Đại tràng quá nhạy cảm phản ứng quá mức với kích thích nhẹ. Thay vì chuyển động cơ chậm, nhịp nhàng thì cơ ruột lại co thắt. Điều này sẽ gây tiêu chảy hoặc táo bón.

Một giả thiết khác cho rằng bệnh liên quan tới các hóa chất do cơ thể tạo ra như serotonin và gastrin, kiểm soát các tín hiệu thần kinh giữa não và đường tiêu hóa.

Các nhà khoa khác đang nghiên cứu xem liệu một số loại vi khuẩn trong ruột có thể dẫn tới tình trạng bệnh hay không.

Vì hội chứng ruột kích thích thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam giới, nên nhiều người tin rằng có liên quan đến hormone. Tuy nhiên, chưa có kết luận nào cụ thể về nguy cơ gây bệnh này.

Thay đổi lối sống để giảm các triệu chứng đại tràng kích thích

đại tràng kích thích

Chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ bổ sung chất xơ tốt với người bị đại tràng kích thích

Dù chưa tìm ra chính xác nguyên nhân nhưng người bệnh đại tràng kích thích hoàn toàn có thể kiểm soát được triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Hãy áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện dần các triệu chứng:

   - Tránh sử dụng đồ uống có caffein (cà phê, trà và soda)

   - Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày với các loại thực phẩm như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.

   - Uống ít nhất từ 3 đến 4 cốc nước mỗi ngày.

   - Tránh hút thuốc lá

   - Học cách thư giãn bằng cách tập thể dục nhiều hơn hoặc giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống.

   - Hạn chế uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa như pho mát

   - Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn thay vì ăn quá no trong bữa chính

   - Ghi chép lại các loại thực phẩm đã ăn để có thể tìm loại nào dễ gây ra các triệu chứng ruột kích thích hơn để tránh.

Một số loại thực phẩm dễ kích hoạt triệu chứng bệnh gồm: ớt đỏ, hành lá, rượu vang đỏ, lúa mì và sữa bò. Nếu như bạn lo lắng việc không uống sữa sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung cấp canxi cho cơ thể thì có thể thay thế bằng một số loại thực phẩm khác như: súp lơ xanh, đậu phụ, sữa chua, cá hồi,…

Các loại thuốc trị viêm đại tràng kích thích

đại tràng kích thích

Bổ sung men vi sinh giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa người bị đại tràng kích thích

Một số loại thuốc sử dụng để điều trị viêm đại tràng kích thích gồm có:

   - Thuốc bổ sung chất xơ: giúp làm chậm di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa và cũng giúp làm giảm các triệu chứng bệnh.

   - Thuốc kháng sinh: giúp làm thay đổi lượng vi khuẩn trong ruột. Bạn có thể sử dụng kháng sinh trong hai tuần. Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng trong vòng 6 tháng. Nếu bị tái phát thì cần điều trị thêm một đợt mới.

Các phương pháp điều trị đại tràng kích thích khác phần lớn là để điều trị triệu chứng bệnh như:

Thuốc trị đau bụng và đầy hơi

   - Thuốc chống co thắt: giúp kiểm soát co thắt cơ ruột kết, nhưng các chuyên gia không chắc chắn về tác dụng của các loại thuốc này. Sử dụng thuốc cũng có tác dụng phụ như gây buồn ngủ và táo bón.

   - Thuốc chống trầm cảm: giúp làm giảm triệu chứng ở một số người.

   - Men vi sinh: bổ sung những vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.

Táo bón

   - Linaclotide (Linzess): là viên nang uống mỗi ngày một lần khi bụng đói, trước bữa ăn sáng 30 phút. Thuốc giúp giảm táo bón bằng cách giúp đi tiêu thường xuyên hơn. Thuốc dành cho người từ 17 tuổi trở lên. Tuy nhiên cũng có tác dụng phụ là tiêu chảy.

   - Thuốc Lubiprostone (Amitiza): điều trị đại tràng kích thích gây táo bón ở phụ nữ khi các phương pháp khác không có tác dụng. Một số tác dụng phụ của thuốc gồm: buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng.

   - Plecanatide (Trulance): trị táo bón mà không gây tác dụng phụ như đau quặn bụng. Thuốc uống một lần mỗi ngày và có thể uống cùng lúc ăn. Thuốc có tác dụng tăng dịch tiêu hóa trong ruột khiến cho việc đi nặng trở nên dễ dàng.

   - Polyethylen glycol (PEG): là thuốc nhuận tràng thẩm thấu và làm cho nước tồn đọng trong phân giúp phân mềm hơn. Thuốc hoạt động tốt với người không dung nạp thức ăn bổ sung chất xơ.

Tiêu chảy

   - Alosetron (Lotronex): giúp giảm đau bụng và làm chậm quá trình co bóp ruột giúp giảm tiêu chảy.

   - Chất cô lập axit mật: hoạt động trong ruột bằng cách liên kết với các axit mật và giảm sản xuất phân.

   - Eluxadoline: giúp giảm co thắt ruột, đau bụng và tiêu chảy.

Sử dụng thuốc Tây trị đại tràng kích thích tuy có tác dụng tức thời tuy nhiên không tránh khỏi gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh. Vì thế mà người bị viêm đại tràng co thắt nên tuân thủ đúng chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ để tránh rủi ro cao nhất.

Sử dụng thuốc Đông y trị đại tràng kích thích hiệu quả

Xu hướng mới trong điều trị đại tràng kích thích là sử dụng các bài thuốc Đông y. Tuy không có tác dụng nhanh chóng như thuốc Tây nhưng thuốc Đông y giúp trị bệnh từ căn nguyên, phòng ngừa tái phát cũng như không gây ra tác dụng phụ.

Tuy nhiên, để chọn được bài thuốc Đông y hiệu quả thực sự là không hề đơn giản. Kế thừa bài thuốc hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống, thuốc đại tràng Đông y giúp trị đại tràng kích thích hiệu quả. Hiện sản phẩm đã được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO thành dạng viên nén tiện dụng và có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng

đại tràng kích thíchBạn bị:

Viêm đại tràng.

Viêm ruột cấp, mãn tính.

Đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Đã có Đại Tràng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ