Triển vọng “đóng băng sự sống“

GD&TĐ - Nhợt nhạt, thở dốc, dần mất cảm giác, khả năng điều khiển hành động, cuối cùng dẫn đến mất ý thức và tử vong, đó là những gì các bác sĩ diễn giải về hiện tượng hạ thân nhiệt xuống đến 35oC. Hạ thân nhiệt mở đường cho kĩ thuật "đóng băng sự sống".

Triển vọng “đóng băng sự sống“

Hạ thân nhiệt có thể là phương pháp hữu hiệu để làm chậm quá trình trao đổi chất của bệnh nhân, cho phép bác sĩ có thêm thời gian cứu sống họ. Xa hơn, hạ thân nhiệt còn là cách để “ngủ đông” người sống trên hành trình dài từ Trái đất đến hành tinh khác, ví dụ sao Hỏa. Thực hư về tiềm năng như viễn tưởng này của “đóng băng” sự sống là gì?

Cơ hội cho mạo hiểm

Người đầu tiên diễn giải về tình trạng hạ thân nhiệt trong một bài luận y khoa là Pierre Jean Moricheau-Beaupré (Pháp). Hạ nhiệt (Hypothermia) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, là kết hợp giữa “hạ” (hypo) và “nhiệt” (therme).

Các triệu chứng của nó phụ thuộc vào mức độ giảm của nhiệt độ, ban đầu là run rẩy, khó thở, vận động yếu ớt, mất phương hướng. Ở tình trạng cực đoan, hạ nhiệt khiến tăng/giảm nhịp tim đột ngột, mất ý thức, thậm chí khiến bệnh nhân tự cởi bỏ quần áo và tìm rúc vào một không gian kín trước khi chết.

Hạ thân nhiệt làm tạm ngừng quá trình trao đổi chất

Sau nhiều thập kỷ tranh cãi, hạ thân nhiệt được xác định là một trong các phương pháp giúp ngăn chặn các tác nhân bất lợi dẫn đến tử vong...

Lịch sử trị liệu hạ nhiệt

Dù Moricheau-Beaupré là người hiện đại đầu tiên bàn về hạ thân nhiệt, liệu pháp làm lạnh đã được sử dụng từ thời cổ đại.

Ghi chép sớm nhất của nó nằm trong Văn bản giấy cói Edwin Smith trong niên đại 3.500 năm trước Công nguyên (TCN). Nó được người Ai Cập sử dụng như cách điều trị áp xe. Trong khoảng thế kỷ IV-V TCN, người Hy Lạp cũng gợi ý nên vùi bệnh nhân trong tuyết trong khi điều trị xuất huyết, vì lạnh làm co mạnh máu.

Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ XVIII, hạ nhiệt mới được tiến hành như phương pháp điều trị, bởi James Currie, bác sĩ ở Liverpool (Anh). Để tìm ra cách chữa trị cho những ngư dân bị đắm tàu, ông ngâm các tình nguyện viên khỏe mạnh trong nước lạnh 6,5oC tối thiểu 45 phút.

Hiện thực hóa viễn tưởng

Ngoài việc chữa bệnh, hạ thân nhiệt còn là “phương pháp vàng” cho việc hiện thực hóa các ý tưởng viễn tưởng liên quan đến “ngủ đông” người sống.

Từ những năm 1960, Mỹ và Liên Xô đã chạy đua trong việc đưa người vào không gian. Bây giờ, họ tiếp tục cạnh tranh trong lĩnh vực được gọi là Torpor. Torpor là một kiểu cung cấp sự tiện lợi cho du hành không gian kéo dài. Nó ngăn ngừa các biến chứng y khoa như teo cơ, giảm mật độ xương, tránh căng thẳng và nhàm chán.

Tại Mỹ, SpaceWorks nhận được nguồn tài trợ khủng từ NASA cho nghiên cứu “ngủ đông” người. Họ tin tưởng đây là cách tốt nhất giải quyết toàn bộ các vấn đề về thực phẩm, xử lý chất thải, đòi hỏi không gian vận động... cho phi hành gia trên tàu vũ trụ.

Kế hoạch của SpaceWorks là “ngủ đông” du hành gia trong khoảng 2 tuần, giảm 7% sự trao đổi chất trên mỗi oC hạ xuống so với nhiệt độ cơ thể bình thường. Thực tế, năm 2008, Trung Quốc từng thành công “ngủ đông” một bệnh nhân phình động mạch trong 14 ngày để ngăn ngừa tổn thương não, kéo thêm thời gian cho việc chữa trị. Người bệnh này đã hồi phục hoàn toàn...

“Ngủ đông” cũng là cách thức tiện lợi nhất cho du hành vũ trụ

“Ngủ đông” cũng là cách thức tiện lợi nhất cho du hành vũ trụ

Theo Aeon

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.