Giả thuyết mới gợi mở về dấu hiệu của sự sống ngoài Trái đất

GD&TĐ - Nhà thiên văn học người Anh Caleb Sharf đã đưa ra giả thuyết cho rằng các hành tinh có sinh quyển thường quay quanh nhanh hơn những hành tinh cùng độ lớn và độ tuổi nhưng không có sự sống.  

Giả thuyết mới gợi mở về dấu hiệu của sự sống ngoài Trái đất

Giả thuyết mang tính cách mạng này có thể rất hữu ích cho các nhà thiên văn khi tìm kiếm dấu vết của người ngoài hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời của chúng ta.

Nói với trang tin Space.com, ông Sharf – Giám đốc Trung tâm Thiên văn học Columbia tại Đại học Columbia (Mỹ) và là tác giả của nghiên cứu mới về chủ đề này – giải thích rằng dù ý tưởng cho rằng “sinh học, hoặc một sinh quyển có thể ảnh hưởng tới vòng quay của một hành tinh bằng cách thay đổi cấu tạo bầu khí quyền của nó” nghe có vẻ “điên rồ”, nhưng “dường như không phải là không thể”.

Space.com giải thích rằng các dạng sự sống thải ra các loại khí, ví dụ như oxygen, vào trong bầu khí quyển của hành tinh, chúng có thể làm tăng tốc độ vòng quay quanh trục của hành tinh đó. Tất nhiên, ông Sharf thừa nhận rằng khí quyển “có tác động ít hơn rất, rất nhiều” lên vòng xoay của một hành tinh so với các yếu tố khác như sức kéo của trọng lực. Dù sao, “tính trên quy mô thời gian địa chất, chúng vẫn có ý nghĩa và có thể chống lại tác động của những thứ như sức hút của Mặt trăng và Mặt trời” – ông nhấn mạnh.

Điều tương tự cũng có thể xảy ra khi nói về tác động của một khí quyển đối với sức nóng và chu kỳ làm lạnh của một hành tinh, khí quyển sẽ cung cấp một thứ giống như “cái tay cầm cho lực hấp dẫn từ ngôi sao hay mặt trăng để kéo bầu khí quyển” – ông nói.

Ông Sheft cũng cho rằng cần thêm rất nhiều nghiên cứu nữa về chủ đề này. Công việc trong tương lai với sự trợ giúp của những máy tính 3D sẽ mô phỏng được tác động của các loại hình sự sống lên các hành tinh và khẳng định hoặc phản bác giả thuyết này.

Kể từ khi đưa đài quan sát không gian Kepler vào vũ trụ năm 2009, các nhà thiên văn đã phát hiện dược khoảng 2.000 hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời, trong đó vài chục hành tinh được xem là “vùng có thể có sự sống”. Việc phát hiện này đã khiến các nhà thiên văn học bắt đầu tìm cách đánh giá sự phù hợp của những hành tinh này đối với sự sống và cố gắng tìm những dấu vết trong khí quyển của chúng. Nếu giả thuyết của ông Sharf được khẳng định, nó có thể tạo ra một bước đột phá lớn trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ