Triển lãm về ngày Tết trong Hoàng cung Huế

Triển lãm về ngày Tết trong Hoàng cung Huế

Các mộc bản nêu rõ những hoạt động cụ thể của vua, quan triều Nguyễn trong việc giữ gìn và duy trì tết cổ truyền dân tộc, gồm việc chuẩn bị cho Tết Nguyên đán như thế nào, các nghi lễ đón Tết và thưởng Tết.

Theo đó, Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong tất cả các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ ngày mồng một tháng Chạp, triều đình nhà Nguyễn đã tổ chức lễ Ban sóc (ban lịch cho năm mới) tại Ngọ Môn. Lịch này do Khâm Thiên giám biên soạn.

Sau lễ ban sóc, triều đình tiến hành lễ Phất thức (lễ rửa ấn, lau chùi các sách phong) tại điện Cần Chánh vào ngày 20 tháng Chạp. 

Tiếp đến là lễ tế Hưởng ở các miếu (lễ cúng ở các miếu thờ dịp cuối năm). Tại lễ cúng tại các miếu Ngày 30 tháng Chạp, nhà vua ngự điện Thái Hòa để làm lễ Thướng tiêu (dựng cây nêu) cùng các quan văn võ. Các cung điện trong cung đều dựng nêu và treo pháo để đốt chào mừng năm mới.

Thời khắc giao thừa là lúc tiến hành lễ Trừ tịch, xóa bỏ hết những điều không may mắn, vui vẻ của năm cũ.

Mộc bản triều Nguyễn.

Mộc bản triều Nguyễn.

Thường dưới triều Nguyễn, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán được quy định từ ngày 28 tháng chạp cho đến mùng 8 tháng giêng năm sau. Trong đêm giao thừa, các cửa ở lối đi trong Đại nội sẽ được mở. Trong sân điện Thái Hòa vào đêm giao thừa, mỗi khắc sẽ cho nổ 20 tiếng súng lệnh, suốt đêm đủ 1.000 tiếng giòn tan.

Sáng ngày mồng một tháng Giêng, nhà vua sẽ mặc áo hoàng bào đi đến cung hoàng thái hậu chúc Tết. Sau đó, nhà vua ngự điện Thái Hòa nhận lễ lạy mừng của quân thần và ban tiền thưởng cho các quan. Tùy vào chức sắc mà các quan sẽ được vua ban tiền thưởng khác nhau. Nhà vua cũng sẽ mở đại tiệc để mừng năm mới cùng các quan.

Sách Đại nam thực lục chính biên ghi chép sự kiện mùa xuân năm 1848, vua Tự Đức đã mặc hoàng bào đến cung Từ Thọ chúc Tết hoàng thái hậu, sau đó nhà vua về điện Văn Minh nhận lễ chúc từ các quan lại.

Lễ dựng nêu hay còn gọi là Thướng tiêu trong chốn hoàng cung triều Nguyễn được tái hiện năm 2019. Ảnh: Võ Thạnh

Lễ dựng nêu hay còn gọi là Thướng tiêu trong chốn hoàng cung triều Nguyễn được tái hiện năm 2019. Ảnh:Võ Thạnh

Từ ngày mồng ba Tết, nhà vua thường tổ chức các cuộc du xuân ra ngoài Kinh thành để tìm hiểu đời sống dân tình và thăm lại thầy giáo cũ của mình.

Ngày mồng bảy tháng Giêng, lễ Khai hạ (hạ cây nêu) được cử hành. Sau 9 phát súng trên Kỳ đài, các quan viên mở hộp đựng ấn triện để bắt đầu công việc một năm mới.

Triển lãm do Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm lưu trữ quốc gia IV tổ chức, kéo dài đến 30/3. 

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ