Đây được coi là quá trình đặc biệt quan trọng, để cơ quan quản lý nhà nước cũng như Ban soạn thảo rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh trước khi triển khai đại trà.
Quá trình thực nghiệm chương trình phổ thông mới được tổ chức tại 6 tỉnh, thành phố trung ương thuộc 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, bao gồm: Lào Cai, Hà Nội, Bình Định, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cần Thơ.
Tại mỗi địa phương này đã có 3 trường tiểu học, 3 trường THCS và 3 trường THPT đại diện cho các vùng thuận lợi, khó khăn trên địa bàn tham gia thực nghiệm.
Theo yêu cầu của Ban phát triển chương trình, trong tiết dạy thực nghiệm, giáo viên cần sử dụng các phương pháp và tổ chức các hoạt động học tập khác nhau hướng đến mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh.
Để chuẩn bị cho quá trình này, sau khi xây dựng nội dung bài giảng thực nghiệm của các môn, Ban soạn thảo chương trình tổ chức tập huấn trong 2 ngày cho cán bộ quản lý giáo dục địa phương và các trường phổ thông ở từng địa phương, sau đó triển khai thực nghiệm tại một số trường được chọn.
Đó là chủ trương và cách thức tiến hành thực nghiệm lần này. Vậy quá trình thực nghiệm diễn ra trong thực tế như thế nào?
Các giáo viên đáp ứng như thế nào với chương trình mới thông qua việc dạy thực nghiệm? Cùng tìm hiểu cụ thể việc tiến hành thực nghiệm chương trình ở một trường THCS tại Hà Nội.