Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt là miền Bắc là 73,9% và 33,9%; miền Trung là 82,0% và 25,7%; Tây Nguyên là 72,8% và 10,5% và miền Nam là 92,9% và 52,5%.
Có 14/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin cho trên 95% dân số từ 18 tuổi trở lên là: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương và Cà Mau.
Có 12/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50% là Long An (100%), Khánh Hòa (89,7%), Quảng Ninh (86,8%), TP Hồ Chí Minh (80,4%), Đồng Nai (75,4%), Lạng Sơn (72,6%), Hà Nội (69,2%), Bình Dương (67,6%), Hà Nam (62,1%), Bắc Ninh (61,4%), Ninh Bình (51,2%) và Đồng Tháp (51,1%).
Có 5 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên thấp nhất là Sơn La (42,2%), Thanh Hóa (46,0%), Nam Định (49,9%), Tuyên Quang (50,6%) và Nghệ An (54,4%).
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, những kết quả đã đạt được trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 là rất đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vướng mắc và bất cập trong quá trình tổ chức tiêm, tính chính xác của dữ liệu tiêm, việc trả kết quả tiêm cho người dân,…
Để đảm bảo công tác tiêm chủng được hiểu quả hơn nữa, Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đồng hành cùng Bộ Y tế trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tỉêm chủng vắc xin phòng Covid-19; đề nghị UBND các tỉnh thành phố tiếp tục chỉ đạo Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, thành phố và chính quyền địa phương triển khai thực hiện hiệu quả công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại địa phương.