Trên 15.000 lượt học sinh nơi biên giới được “Nâng bước tới trường”

GD&TĐ - Ngày 30/3, Bộ Tư lệnh BĐBP sẽ tổ chức Hội nghị Tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu trong Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn biên phòng” giai đoạn 2016 - 2021.

Trên 15.000 lượt học sinh nơi biên giới được nâng bước tới trường.
Trên 15.000 lượt học sinh nơi biên giới được nâng bước tới trường.

Hội nghị nhằm đánh giá kết quả mà chương trình đạt được trong 5 năm qua; biểu dương những mô hình hay, cách làm sáng tạo của các đơn vị trong thực hiện chương trình và động viên, khen thưởng các cháu học sinh, sinh viên được hỗ trợ trong chương trình đã nỗ lực vượt khó vươn lên, đạt thành tích học tập xuất sắc, tiêu biểu.

Hội nghị sẽ được tổ chức theo hình thức trưc tuyến tại cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (BĐBP) cùng trên 40 điểm cầu tại các đơn vị trực thuộc. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương cùng 20 cháu học sinh, sinh viên tiêu biểu.

Năm 2016, với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt” và tinh thần “Trao con chữ, truyền hi vọng” Bộ Tư lệnh BĐBP đã phát động, triển khai Chương trình “Nâng bước em tới trường” trong toàn lực lượng nhằm động viên, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ, giúp đỡ các cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi không nơi nương tựa… được đến trường học tập, rèn luyện. Trong đó, tập trung giúp đỡ các cháu học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con gia đình chính sách, người có uy tín, dân tộc thiểu số rất ít người...

Đến nay toàn lực lượng đã đỡ đầu cho trên 15.000 lượt học sinh khu vực biên giới có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền khoàng 95 tỷ đồng. Trong đó có gần 1000 em mồ côi không nơi nương tựa và gần 200 em của nước bạn Lào và Campuchia.

Chương trình đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ, được minh chứng qua thành tích học tập, rèn luyện của học sinh được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá, giỏi năm sau đều cao hơn năm trước. Trong đó, có 59 cháu đạt giải ở kỳ thi học sinh giỏi các cấp; gần 3.000 lượt cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường; 132 cháu đỗ các trường đại học, cao đẳng, trong đó nhiều cháu đỗ điểm cao vào các trường chất lượng.

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị BĐBP đã có nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo để hỗ trợ, bổ trợ góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình, như: Mô hình “Bữa sáng cho em” (Biên phòng Sơn La), “Bánh mì bộ đội” (Biên phòng Quảng Trị), “Bếp ăn tình thương” (Biên phòng Gia Lai), “Tủ sách thanh niên - Nâng bước em tới trường” (Biên phòng Quảng Ngãi),

“Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” (Biên phòng Bình Định); “Sân trường cho em” (Biên phòng Phú Yên), “Tiết kiệm tiền lẻ - Chia sẻ khó khăn” (Biên phòng Cà Mau) và các Chương trình “Học kỳ Quân đội” (Biên phòng Sơn La), “Thắp sáng ước mơ cho em” (Biên phòng Nghệ An), “Tay kéo biên phòng” (Biên phòng Lai Châu) ...

Việc học tập của học sinh nơi biên giới rộng mở hơn vì được hỗ trợ, giúp đỡ của những người lính biên phòng
Việc học tập của học sinh nơi biên giới rộng mở hơn vì được hỗ trợ, giúp đỡ của những người lính biên phòng 

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi nương tựa... mặc dù đã được hỗ trợ, giúp đỡ nhưng vẫn có nguy cơ bỏ học giữa chừng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP phát động, triển khai thực hiện chương trình “Con nuôi đồn Biên phòng”.

Hiện nay, các đồn Biên phòng đang nhận nuôi 356 cháu, trong đó có 271 cháu nuôi tại đồn, 85 cháu nhận nuôi tại gia đình. Trong đó, có 41 cháu mồ côi cả cha và mẹ; 180 cháu mồ côi cha hoặc mẹ; 5 cháu là con liệt sĩ; 3 cháu bị tật nguyền...

Các cháu được bố trí nơi ăn nghỉ, góc học tập riêng và có cán bộ kèm cặp giúp đỡ, chú trọng bồi dưỡng các cháu thành lớp người kế cận sau này tham gia giữ gìn bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Những kết quả đó cho thấy, Chương trình đã góp phần rất quan trọng nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc vùng biên giới, khích lệ bà con quan tâm hơn tới việc học tập của con em mình.

Đặc biệt, chương trình đã phát huy được vai trò của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị-xã hội và cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc quan tâm tới công tác giáo dục-đào tạo; thể hiện sự tri ân của cán bộ, chiến sĩ BĐBP với đồng bào các dân tộc khu vực biên giới, biển đảo; góp phần quan trọng để mỗi cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên nhận thức rõ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vùng biên giới.

Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn biên phòng” đã được lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung trương và cấp ủy, chính quyền các địa phương ghi nhận, đánh giá cao; đồng thời được lan tỏa trong cả nước với sự vào cuộc của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội.

Năm 2016, Chương trình được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bình chọn là “Công trình Thanh niên tiêu biểu toàn quốc”; năm 2017,  được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và tổ chức Liên Hiệp quốc tại Việt Nam bình chọn là một trong 8 giải thưởng “Tình nguyện quốc gia”.

Hiện nay, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -  2025, Bộ Quốc phòng đã giao cho Bộ Tư lệnh BĐBP chủ trì xây dựng, triển khai Dự án “Cán bộ, chiến sỹ Quân đội nâng bước em tới trường”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.