Trẻ chậm nói cần can thiệp 3 năm đầu đời

5 năm đầu đời là thời gian quan trọng chuẩn bị cho việc học sau này của một đứa trẻ, trong đó 3 năm đầu là thời gian vàng can thiệp sớm ở trẻ chậm nói.


Ảnh minh họa:livinglikeyou
Ảnh minh họa:livinglikeyou

Bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang, Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết chậm nói là dấu hiệu của nhiều vấn đề liên quan đến phát triển như rối loạn ngôn ngữ diễn đạt, chậm phát triển, chậm phát triển trí tuệ, rối loan tự kỷ và các vấn đề tâm lý như nhút nhát, trầm cảm, câm nín chon lọc...

Nếu được phát hiện sớm chậm nói do nguyên nhân nào sẽ có định hướng can thiệp kịp thời, phù hợp để hiệu quả tối ưu.

Theo bác sĩ Trang, 5 năm đầu đời là thời gian quan trọng chuẩn bị cho việc học sau này. Trong đó 3 năm đầu là thời gian vàng của đánh giá chẩn đoán và can thiệp sớm trẻ chậm nói.

Trẻ không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến việc bày tỏ ý kiến và cảm xúc bị hạn chế, khiến trẻ sẽ có hành vi không phù hợp như gây hấn, căng thẳng.

Điều này làm cản trở việc kết bạn sau này của trẻ cũng như ảnh hưởng trở lại việc học hỏi khám phá thế giới xung quanh.

Ở từng giai đoạn, trẻ có những bước tiến cơ bản trong giao tiếp. Cha mẹ cần theo dõi để có sự thăm khám, can thiệp kịp thời nếu phát hiện bất thường ở trẻ. Một số dấu hiệu trẻ chậm nói:

2 tuổi chỉ phát âm hoặc chỉ nói vài từ đơn, chưa nói từ đôi chỉ người, vật, đồ vật.

3 tuổi chưa nói được câu ngắn: “ Cho Tí cái xe ”, chưa trả lời tên, tuổi và phái của bé.

4 tuổi chưa nói được câu có 5-8 từ, chưa đặt câu hỏi : Tại sao? Ai đó ? Ở đâu?

5 tuổi chưa biết kể lại câu chuyện ưa thích, nói về tương lai trong câu với từ “sẽ ”.

Không vui hoặc nhút nhát, bám mẹ.

Dễ dàng cáu giận hoặc khóc.

Hay đánh bạn hoặc dành đồ chơi với bạn.

Không chơi với ba mẹ hoặc với các bạn.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ