Thành phần chính của muối là natri và clo, những chất rất cần thiết cho cơ thể của con người. Muối còn có vai trò giữ cân bằng áp lực thẩm thấu trong các dịch của cơ thể và có vị trí quan trọng trong chuyển hóa nước.
Tuy nhiên, nếu trẻ dùng quá nhiều muối sẽ dễ dẫn tới nguy cơ làm tăng huyết áp, các vấn đề về tim mạch...
Vậy bao nhiêu thì đủ?
Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, chức năng thận của bé còn yếu, chỉ bằng 1/5 so với trẻ trưởng thành, khả năng bài tiết các chất natri dư thừa và các chất muối không tốt.
Vì vậy, mẹ nên tránh cho trẻ dưới 6 tháng ăn thức ăn có muối vì thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa và một lượng nhỏ tinh bột đã có chứa một lượng nhỏ natri và clo đáp ứng đúng nhu cầu của trẻ tại độ tuổi đó.
Đối với trẻ trên 6 tháng, lúc này thận đã phát triển hoàn thiện, mẹ có thể bổ sung thực phẩm có muối xen kẽ với những loại thực phẩm khác để làm phong phú thực đơn cho trẻ.
Hãy chú ý, một trong những nguồn thực phẩm hàng ngày trẻ tiêu thụ có nồng độ muối cao là bánh mì, thịt chế biến và pho mát.
Những cách giảm bớt lượng muối trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ
Một số cách để giúp lựa chọn đồ ăn nhẹ và các loại thực phẩm ít muối cho trẻ:
- Tập thói quen kiểm tra thành phần muối để chọn hàm lượng muối thấp cho trẻ trên bao bì sản phẩm khi mua hàng. Nếu bao bì sản phẩm chỉ liệt kê hàm lượng natri, thì mẹ hãy làm một phép tính nho nhỏ: hàm lượng muối = hàm lượng natri x 2,5. Ví dụ: 120mg natri = 300mg muối.
Chỉ chọn các loại thực phẩm có thành phần natri < 120mg/100g (ít muối) và tránh các loại thực phẩm có thành phần natri > 500mg/100g natri (nhiều muối).
Đối với trẻ em từ 7 - 12 tháng tuổi, các bác sĩ khuyến cáo là chỉ nên cho dùng tối đa 1g muối mỗi ngày, bé từ 1 - 3 tuổi là 2g và từ 4 - 6 tuổi là 3g.
Đừng thêm muối vào thức ăn của trẻ mà hãy thay thế bằng các loại gia vị khác như thêm nước cốt chanh, tỏi, dấm hoặc các loại thảo mộc.
Dùng một lượng ít nước tương, mù tạt, dưa chua và sốt mayonnaise trong pha chế, nấu ăn nếu có thể.
Nên hạn chế các đồ ăn mặn 1 tuần/lần như một cách giảm thiểu lượng muối dùng.