Trao giải cuộc thi báo chí về công tác giảm nghèo

GD&TĐ - Chiều 12/10, tại Hà Nội diễn ra lễ trao giải cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, lần thứ nhất năm 2017.

Trao giải cuộc thi báo chí về công tác giảm nghèo

Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.

Cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm lớn của cộng đồng báo chí và xã hội, với 300 tác phẩm dự thi của rất nhiều nhà báo từ các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương, cán bộ quản lý về công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.

Phát biểu tại lễ trao giải, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia cho rằng: Giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, luôn được cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm và tập trung thực hiện.

Trong hơn 30 năm đổi mới, phát triển và hội nhập, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có thành tựu nổi bật về xóa đói giảm nghèo.

Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm mạnh từ trên 58% năm 1993 xuống còn khoảng 7% theo chuẩn đa chiều vào năm 2017 (nếu theo chuẩn cũ thì năm 2015 đã giảm còn khoảng 4,5%).

Phó Thủ tướng cho rằng đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong Mục tiêu Thiên niên kỷ chúng ta hoàn thành trước thời hạn, được Liên Hợp Quốc ghi nhận và cộng đồng quốc tế đánh giá cao, coi Việt Nam là một điểm sáng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên toàn cầu.

Trong điều kiện đất nước còn khó khăn, Đảng, Nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo, thường xuyên hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật và tập trung nguồn lực triển khai thực hiện, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Trao giải cuộc thi báo chí về công tác giảm nghèo ảnh 1

Ông Đào Ngọc Dung- Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trao bằng khen cho 2 đơn vị có thành tích cao trong cuộc thi.
Đặc biệt, từ năm 2017, cả nước triển khai chính sách giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều, chú trọng bảo đảm người nghèo được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch cho sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chúc mừng 24 tác giả có tác phẩm đạt giải; 2 tập thể có nhiều bài dự thi trong cuộc thi năm 2017, trong đó có nhiều tác phẩm ấn tượng.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng mong muốn “những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, thông tin truyền thông” tiếp tục tham gia tích cực, đồng hành với cuộc thi trong năm 2018 và các năm tiếp theo, đi tới các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các vùng phía tây của các tỉnh duyên hải miền Trung, vùng bãi ngang, ven biển để thu thập đề tài, viết về công tác giảm nghèo, thoát nghèo của người dân.

Tại lễ trao  giải, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấnghi nhận sự nỗ lực và cống hiến của tập thể các cơ quan báo chí, cá nhân các phóng viên đã tích cực tuyên truyền, không quản ngại khó khăn vất vả để nêu lên những vấn đề còn tồn tại cũng như tuyên dương những cá nhân, đơn vị đã làm trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Từ đó giúp việc hoàn thiện chính sách, tuyên truyền hiệu quả cho công tác xây dựng chính sách, quản lý nhà nước hiệu quả, nâng cao tinh thần tự lực tự cường, nỗ lực thoát nghèo, làm giàu của bà con. Đặc biệt là với đồng bào ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, biên giới và các xã đặc biệt khó khăn.

Trong số 84 tác phẩm được lựa chọn vào chung khảo, Ban tổ chức đã công bố quyết định và trao giải cho 24 tác giả và 2 tập thể có các tác phẩm xuất sắc về giảm nghèo; trong đó trao 1 giải A; 5 giải B; 8 giải C và 10 giải khuyến khích.

Cũng tại lễ trao giải, các đại biểu đã quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi đợt lũ lụt bất thường đang diễn ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.