Trao giải cuộc thi "Ấn tượng Việt Nam mùa Covid-19”

GD&TĐ - Ngày 23/ 10, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) tổ chức lễ trao giải cuộc thi ảnh “Ấn tượng Việt Nam mùa Covid-19”.

Các tác giả đoạt giải nhận giấy chứng nhận. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp.
Các tác giả đoạt giải nhận giấy chứng nhận. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp.
Cuộc thi "Ấn tượng Việt Nam mùa Covid-19" được tổ chức nhằm hội tụ và lan tỏa phản ánh thực trạng mùa dịch.  Cuộc thi cũng phản ánh những nỗ lực của người dân, các cấp chính quyền, bộ ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp… trong phòng, chống dịch và vượt qua khó khăn.
Đặc biệt, “những hình ảnh cảm động về cán bộ y tế, các chiến sĩ trong quân đội, công an Việt Nam trong công tác dự phòng, chống và điều trị Covid-19” và “phẩm chất Việt Nam” được phản ánh thông qua những bức ảnh ghi nhận.
Sau gần 2 tháng phát động, từ ngày 26/5 - 10/7, Ban tổ chức đã nhận được 1.300 tác phẩm từ 136 tác giả.
Các tác giả nhận giải. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp.
Các tác giả nhận giải. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp.
Cuộc thi ảnh “Ấn tượng Việt Nam mùa Covid-19” đã thành công ghi nhận những hình ảnh từ cộng đồng trong chiến dịch phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam. Cuộc thi cũng thu hút được phong phú người dự thi.
Trong 136 tác giả dự thi, không chỉ có người Việt trên toàn quốc, người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, mà còn có tác giả người Cuba.
Tác giả tham gia cuộc thi là các cán bộ y tế, lực lượng vũ trang, nhà báo, nhiếp ảnh gia, học sinh, sinh viên, người dân. Độ tuổi của các tác giả dự thi từ 17 - 62 tuổi và độ tuổi trung bình là 35.
Bà Trần Lan Anh - Phó TBT Báo Nhà báo và Công luận lên trao giấy chứng nhận đạt giải cho các tác giả. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp.
Bà Trần Lan Anh - Phó TBT Báo Nhà báo và Công luận lên trao giấy chứng nhận đạt giải cho các tác giả. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp.
Nhận xét về các tác phẩm tham dự cuộc thi, ông Nguyễn Đình Anh - Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, cho biết: “Đây là cuộc thi mang tính cộng đồng vì vậy, Ban tổ chức rất vui khi Cuộc thi lan tỏa tới không chỉ đông đảo người dân trong nước mà còn có sự tham gia của người nước ngoài, sự tham gia hưởng ứng của đông đảo nhiếp ảnh và rất nhiều tác giả không chuyên trong và ngoài nước".
Cũng theo ông Đình Anh, giá trị nhận được là ghi lại thời khắc đáng nhớ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân quyết tâm, đồng lòng. Tất cả cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh thông qua những hình ảnh đời thường và sinh động.
Ban giám khảo của cuộc thi là những nhà báo, chuyên gia truyền thông, chuyên gia y tế, chuyên gia chính sách. Sau quá trình làm việc nghiêm túc, ban giám khảo chọn ra được 6 giải A, 9 giải B, 15 giải C cho các tác phẩm xuất sắc nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.