Tranh cãi về trọng số tiếng Anh

GD&TĐ - Nhiều chuyên gia cho rằng nên giảm trọng số của môn Tiếng Anh trong các kỳ thi quan trọng tại Trung Quốc.

Một tiết học tiếng Anh của học sinh tiểu học Trung Quốc.
Một tiết học tiếng Anh của học sinh tiểu học Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia cho rằng nên giảm trọng số của môn Tiếng Anh trong các kỳ thi quan trọng tại Trung Quốc nhưng số khác nhấn mạnh cần tăng cường giáo dục ngoại ngữ, đáp ứng việc mở cửa và hội nhập quốc tế.

Ông Chen Weizhi, Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Kỷ nguyên Mới Thượng Hải, quản lý một nhóm trường phổ thông tư thục, đã đề xuất ngừng giảng dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 1, 2 tiểu học; đồng thời, giảm giờ học tiếng Anh cho học sinh THCS. Điều này nhằm giảm bớt tính cạnh tranh của việc dạy và học tiếng Anh theo định hướng thi cử.

Ngoài ra, ông Chen đề xuất chuyển tiếng Anh thành môn thi tự chọn trong kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia gaokao. Đối với kỳ thi tuyển sinh trung học, bài kiểm tra tiếng Anh không tính điểm cụ thể.

“Phụ huynh và học sinh đã dành nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc cho việc học tiếng Anh để đạt điểm cao trong các kỳ thi tuyển sinh nhưng kết quả không khả quan. Trình độ tiếng Anh của người học không được cải thiện nhiều”, ông Chen bày tỏ.

Còn ông Tuo Qingming, Hiệu trưởng Trường THCS số 2, tỉnh Tứ Xuyên, đề xuất giảm trọng số của bài kiểm tra tiếng Anh trong gaokao từ 150 xuống 100 điểm. Tổng điểm gaokao là 750 điểm.

Ông Tuo cho rằng điểm tiếng Anh chiếm quá nhiều trọng số trong kỳ thi gaokao. Học sinh tốn nhiều thời gian cho việc học tập và ôn luyện nhưng không mang lại kết quả khả quan.

Trong khi đó, Jiang Feng, Bí thư Đảng ủy Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, nhìn nhận ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt kiến thức. 90% tài liệu về các công nghệ mới nhất trên thế giới được xuất bản bằng tiếng Anh.

Theo ông Xiong Bingqi, giảm trọng số tiếng Anh trong các kỳ thi không thể giải quyết vấn đề. Thay vào đó, nên trao quyền tự chủ cho các trường đại học trong việc đặt ra yêu cầu đối với sinh viên đăng ký vào các chuyên ngành khác nhau. Bằng cách này, sinh viên có thể chọn theo đuổi trình độ ngôn ngữ dựa trên chuyên ngành, trường đại học và nghề nghiệp tương lai.

Điều đó đồng nghĩa con người có thể tiếp cận kiến thức nếu họ có trình độ tiếng Anh tốt.

“Dù tranh cãi về giáo dục tiếng Anh tại Trung Quốc ngày càng tăng trong những năm gần đây, việc phủ nhận hoàn toàn đóng góp của ngôn ngữ này là không hợp lý”, ông Jiang bày tỏ.

Đây không phải lần đầu tiên các nhà lập pháp, học giả đề xuất giảm trọng số tiếng Anh trong hai kỳ tuyển sinh quan trọng. Năm 2021, học giả Xu Jin đã đề xuất bỏ tiếng Anh là môn học chính như tiếng Trung và Toán học.

Tuy nhiên, ông Dong Hongchuan, Chủ tịch Đại học Nghiên cứu Quốc tế Tứ Xuyên, lại cho rằng, các đề xuất giảm tầm quan trọng của giáo dục tiếng Anh nên được xem xét cẩn thận vì việc tăng cường giáo dục tiếng Anh phù hợp với mục tiêu mở cửa chất lượng cao của đất nước.

“Chính sách mở cửa cơ bản không thay đổi. Nếu chúng ta không hiểu ngoại ngữ, chúng ta không thể hiểu được sự phát triển của các quốc gia khác”, ông Dong bày tỏ.

Ông Xiong Bingqi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21, giải thích lý do của sự hoài nghi về giáo dục tiếng Anh bắt nguồn từ việc dạy ngoại ngữ này theo định hướng thi cử không hiệu quả đối với người Trung Quốc.

Theo China Daily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ