Tranh cãi đáp án của bài toán "6÷2(1+2)=?"

"Bài toán tưởng không khó, ai ngờ lại khó không tưởng" này đã gây khó nhiều người.

Bài toán "6÷2(1+2)=? gây tranh cãi.
Bài toán "6÷2(1+2)=? gây tranh cãi.

Không biết bạn đã từng trải qua cảm giác này bao giờ chưa khi mà những bài toán rất khó, cao siêu thuộc dạng thượng thừa thì có thể giải quyết gọn lẹ.

Thế nhưng trong một vài khoảnh khắc những bài toán dễ như ăn kẹo thời cấp 1 thôi lại không thể tính nổi.

Điển hình là những ngày gần đây, dân mạng đang chia sẻ rần rần một bài toán.

Điều đáng nói bài toán này không phải là những phép tính cao siêu mà chỉ đơn giản là phép cộng trừ nhân chia dành cho các bạn học sinh tiểu học. Cụ thể, bài toán ấy như sau:

Đố bạn đáp án của phép toán "6 ÷ 2 (1 + 2) = ?" là gì?

Hầu hết những lời giải này đều chia thành hai luồng ý kiến, một số người cho rằng đáp án là 1 và số còn lại là 9. Vậy ai đúng?

Đối với những người có đáp án là 1, phép tính của họ như sau: 6 ÷ 2 (1 + 2) = 6 ÷ 2 (3) = 6 ÷ 6 = 1. Những người lựa chọn đáp án này lý giải rằng: "Theo quy tắc tính toán được dạy ở trường, trong 1 biểu thức dài, thứ tự thực hiện phép tính sẽ là thực hiện phép tính trong ngoặc, sau đó thực hiện phép tính với các số bên cạnh dấu ngoặc rồi sau đó mới thực hiện phép tính từ trái sang phải, nhân/chia rồi đến cộng/trừ".

Tuy nhiên, theo quy tắc PEMDAS (Parenthesis, Exponent, Multiplication, Division, Addition, Subtraction) - quy tắc được thống nhất trên toàn thế giới về thứ tự ưu tiên các toán tử, trong biểu thức có nhiều hơn một toán tử, thứ tự thực hiện các phép tính sẽ là phép tính trong ngoặc, đơn giản hóa số mũ rồi thực hiện phép tính từ trái sang phải, nhân/chia rồi đến cộng/trừ.

Như vậy, ta có phép tính như sau: 6 ÷ 2 (1 + 2) = 6 ÷ 2 (3) = 3 (3) = 9.

Vậy, đáp án chính xác cuối cùng là 9.

Theo Trí Thức Trẻ

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng trong giờ học thực hành.

Thêm cơ hội việc làm cho sinh viên trường nghề

GD&TĐ - Mở rộng chương trình đào tạo, hợp tác; tăng cường kỹ năng ngoại ngữ, thực hành nghề cho SV là nhiệm vụ trọng tâm mà nhiều cơ sở GD nghề nghiệp đã và đang hướng tới.

Hệ thống phân loại rác bằng công nghệ AI của học sinh Hà Nội.

Máy phân loại rác bằng AI

GD&TĐ - Hai HS lớp 8 - Trường THCS - THPT Nguyễn Siêu ứng dụng công nghệ AI tạo nên sản phẩm máy phân loại rác bằng hệ thống băng chuyền, cảm biến nhận diện… đưa rác vào đúng khu vực.

Cha mẹ cần rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh cho con. (Ảnh: ITN)

Mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt

GD&TĐ - Việc rèn luyện thói quen ăn uống cho trẻ không chỉ là dạy trẻ nên ăn gì mà quan trọng hơn là rèn luyện khả năng lựa chọn thực phẩm cho trẻ.