Trang bị kiến thức về văn hóa, tiếng nói của đồng bào dân tộc Mông

GD&TĐ - Việc trang bị kiến thức về văn hoá, tiếng nói của đồng bào dân tộc Mông có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trang bị kiến thức về văn hóa, tiếng nói của đồng bào dân tộc Mông cho CBCS.
Trang bị kiến thức về văn hóa, tiếng nói của đồng bào dân tộc Mông cho CBCS.

Góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

Theo đó, Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao, địa bàn rộng dân cư phân tán; điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội còn nhiều khó khăn. Tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện (07 huyện, 01 thành phố) với 108 đơn vị cấp xã (trong đó có 67/108 xã khu vực III theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021); dân số khoảng 324.000 người, với 07 dân tộc chủ yếu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 88%.

Việc tổ chức các lớp dạy và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số, trong đó tiếng Mông có ý nghĩa rất lớn, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ Công an trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến với nhân dân.

Đặc biệt, việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc tại vùng đồng bảo để vận động đồng bào chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, pháp luật cả Nhà nước nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xóa đói giảm nghèo; nâng cao tinh thần cảnh giác, không nghe theo kẻ xấu, chống lại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... là yêu cầu cơ bản, thiết yếu đối với mỗi cán bộ công tác ở vùng dân tộc và miền núi.

Ngoài mục đích phục vụ công tác vận động quần chúng, dạy và học tiếng Mông còn nhằm bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Mông.

Với ý nghĩa đó, thời gian qua, Công an tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu – đào tạo ngôn ngữ và văn hoá các DTTS vùng núi phía Bắc, Trường Đại học Khoa học tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mông cho cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh.

Lớp học dạy tiếng được triển khai từ tháng 4 đến tháng 8/2023 với 46 học viên là cán bộ Công an các đơn vị, địa phương đã được học tập chương trình bồi dưỡng tiếng Mông 450 tiết học. Trong đó, 300 tiết lý thuyết, 150 tiết thực tế chuyên môn tại xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

Cán bộ chiến sĩ công an tỉnh Bắc Kạn tham gia lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mông năm 2023.

Cán bộ chiến sĩ công an tỉnh Bắc Kạn tham gia lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mông năm 2023.

Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tuyên truyền

Sau 5 tháng học tập nghiêm túc, khẩn trương, giảng viên trường Đại học Khoa học đã cung cấp, trang bị các kiến thức cơ bản về lịch sử, văn hóa, tiếng nói của đồng bào dân tộc Mông. Đặc biệt các đồng chí công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng trong tiếp xúc, tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Mông chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các học viên đã tích cực, chủ động học tập và hoàn thành xuất sắc chương trình, trong tổng 46 học viên có 14 Học viên đạt loại giỏi , 21 Học viên đạt loại Khá.

Thông qua lớp học nhằm giúp cán bộ, chiến sỹ các đơn vị thành thạo tiếng đồng bào dân tộc Mông, thấu hiểu hơn về văn hoá, đời sống của đồng bào dân tộc. Đặc biệt cán bộ chiến sĩ công an đang công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng trong tiếp xúc, vận động qua đó tạo thuận lợi trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, giúp dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần giúp Công an tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Phát biểu giao nhiệm vụ tại buổi lễ khai giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mông năm 2023. Đại tá Hà Trọng Trung, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn đã biểu dương, ghi nhận những cố gắng, nỗ lực trong quá trình vừa học, vừa làm của cán bộ. Mong muốn khi trở về đơn vị, địa phương mỗi cán bộ sẽ vận dụng hiệu quả những kiến thức đã học, hỗ trợ tốt cho công tác chuyên môn, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ