Trải lòng của bác sĩ trẻ trực trong ngày Tết

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Đối với bác sĩ Phạm Quang Khải và nhiều đồng nghiệp ở Bệnh viện E (TP Hà Nội), đón Tết và giao thừa ở viện hoặc trong phòng mổ không có gì xa lạ.

Bác sĩ Phạm Quang Khải cùng đồng nghiệp đang kiểm tra tình trạng của bệnh nhân.
Bác sĩ Phạm Quang Khải cùng đồng nghiệp đang kiểm tra tình trạng của bệnh nhân.

Trải lòng của bác sĩ trẻ trực Tết

Bác sĩ Phạm Quang Khải sinh năm 1995, tốt nghiệp ngành bác sĩ Đa khoa năm 2019. Sau khi tốt nghiệp, anh về công tác tại Khoa Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E.

Bác sĩ Khải chia sẻ, năm đầu tiên sau khi ra trường tôi được phân công trực ngày 29 Tết, lúc đó Hà Nội cũng thưa người dần, nhìn những bệnh nhân cuối cùng được ra viện về nhà đón Tết cảm giác nhớ nhà lại ùa về.

"Thế nhưng, khi vào tiếp nhận ca trực là 7h sáng ngày 29, tôi và các đồng nghiệp liên tục tiếp nhận rất hơn 20 ca bị tai nạn giao thông rất nặng, nỗi nhớ nhà bay đâu mất, chỉ còn suy nghĩ làm tốt nhất cho bệnh nhân.

Ca trực hôm đó, chúng tôi phải thay nhau đi ăn cơm, mỗi người chỉ có 15 đến 20 phút để ăn. Ca mổ cuối cùng kết thúc lúc 5h sáng ngày 30 Tết, lúc đó tất cả đều rất mệt nhưng nghĩ sau ca trực này là sẽ được về quê ăn Tết lại hào hứng.

Để kịp chuyến xe cuối cùng về đón giao thừa với gia đình, ngay sau khi bàn giao ca cho ekip trực mới tiếp nhận, tôi chỉ kịp cởi tấm áo blue, xách tạm cái balo có duy nhất hai bộ quần áo để ra bến xe về quê. Về đến nhà gần 21h tối 30 Tết, mẹ tôi đang chuẩn bị mâm cúng giao thừa mà hạnh phúc vỡ òa", Bác sĩ Khải kể.

Bác sĩ Khải kể lại: “Tôi từng hỏi mẹ có điều ước gì vào ngày cuối năm, mẹ nói chỉ mong chiều 30 Tết cả gia đình cùng ngồi ăn với nhau bữa cơm đoàn viên như bao gia đình khác. Nhưng đặc thù công việc của gia đình là nghề y, nên nên mẹ đã quen rồi. Đối với mẹ, bữa cơm đoàn viên chính là bữa cơm có đủ mặt tất cả các thành viên”.

Bác sĩ với bệnh nhân không còn khoảng cách

Những ngày trực Tết, cứ có thời gian rảnh bác sĩ Khải lại đến các phòng bệnh kiểm tra tình hình sức khoẻ của những bệnh nhân ở lại điều trị tại bệnh viện và động viên họ an tâm.

Bác sĩ Khải chia sẻ: “Ngày Tết, số bệnh nhân ở lại không nhiều do đó mình cũng tranh thủ thời gian hỏi han, động viên. Mình hiểu tâm lý người bệnh phải ở lại bệnh viện những ngày Tết ai cũng buồn, cũng nhớ nhà do đó chỉ cần một câu động viên, một cái bắt tay họ đã rất ấm lòng”.

“Tôi nhớ mãi hình ảnh chàng thanh niên 30 tuổi, bị tai nạn gãy chân phải ở lại viện để mổ trong ngày mùng 1 không thể về quê đón Tết. Lúc anh ấy gọi điện về báo tin cho mẹ đã khóc rất lớn. Hay đang đi kiểm tra bệnh nhân, tôi được một bệnh nhân lớn tuổi tặng cái bánh chưng và chúc mừng năm mới. Cảm giác ấm lòng vô cùng, đơn giản chỉ hành động nhỏ vậy khiến bao nhiêu cảm xúc lại ùa về”, bác sĩ Khải trải lòng.

Năm nay, bác sĩ Khải và bố trực vào ngày mùng 2 Tết vì vậy anh tranh thủ cùng bố mình giúp mẹ chuẩn bị cơm Tất niên. Ảnh NVCC.

Năm nay, bác sĩ Khải và bố trực vào ngày mùng 2 Tết vì vậy anh tranh thủ cùng bố mình giúp mẹ chuẩn bị cơm Tất niên. Ảnh NVCC.

Bà Bùi Thị Định (tỉnh Điện Biên) – mẹ của bác sĩ Khải chia sẻ: “Từ ngày Khải đi làm mỗi năm về nhà chỉ được 1 đến 2 lần nên ngày Tết rất mong con được về để cùng gia đình ăn cơm đoàn viên. Tuy nhiên, vì đặc thù công việc cho nên tôi cũng chấp nhận.

Bên cạnh đó, bố Khải cũng là bác sĩ, thường xuyên phải trực Tết cho nên tôi cũng quen dần với việc bữa cơm tất niên có đầy đủ bánh chưng, thịt đông, dưa hành... nhưng thiếu các thành viên trong gia đình".

“Trực Tết là một việc khá là quen thuộc với mỗi bác sĩ do đó mỗi năm ai nấy đều sẵn sàng khi được phân công. Bên cạnh đó, khối lượng công việc trong ngày trực Tết rất lớn dễ xảy ra tình trạng quá tải vì vậy các thành viên trong ekip trực ai cũng chuẩn bị tinh thần làm việc công suất 200-300% để không xảy ra các sai sót y khoa không”, bác sĩ Phạm Quang Khải - Bệnh viện E chia sẻ.


Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.