Trái đất sẽ bị hủy diệt bởi lòng tham?

GD&TĐ - Chúng ta không thể chối bỏ sự thật con người đang tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách. Từ các công trình xây dựng, quá trình canh tác trồng trọt, khai thác mỏ, hay chỉ đơn giản như thói quen sinh hoạt hàng ngày… đều đã và đang làm biến dạng bề mặt hành tinh. 

 Các món hải sản ngon miệng được nhiều người yêu thích đang ngày một rút ruột các đại dương.
Các món hải sản ngon miệng được nhiều người yêu thích đang ngày một rút ruột các đại dương.

Chính lòng tham của con người sẽ hủy diệt tất cả. Môi trường sống của hơn 7 tỷ người trên Trái đất đang rơi vào trạng thái nguy hiểm vì ô nhiễm. Nếu tình trạng này kéo dài, loài người sẽ sớm bước vào thời kỳ diệt vong.

Sơ suất và cố ý

Có khi, chỉ một sơ suất nhỏ của con người cũng gây ra hậu quả thảm khốc khó lường. Còn nhớ, thảm họa tràn dầu từng làm chấn động nước Mỹ của công ty Exxon Valdez năm 1989, ngoài việc cướp đi kế mưu sinh của hàng chục ngàn ngư dân, còn bức tử hàng triệu sinh vật biển khác ở vùng biển Alaska. Tiếp đó là vụ tràn dầu của công ty BP xảy ra ở vịnh Mexico hồi tháng 4/2010 thậm chí gây hậu quả còn nghiêm trọng hơn vụ Exxo, được đánh giá là thảm họa tràn dầu kinh hoàng nhất lịch sử. Cho đến hiện tại, vẫn còn quá sớm để ước lượng mức độ ảnh hưởng cũng như thiệt hại do sự cố này gây ra, nhưng chắc chắn người dân và hệ sinh thái trong khu vực này sẽ chịu thiệt hại hết sức nặng nề.

Trong khi chúng ta chưa thể cứu vãn những sơ suất không mong muốn thì việc cố ý gây ra thảm họa lại là tội không thể tha thứ. Hiện nay, các khu rừng đang bị teo nhỏ hoặc biến mất hàng ngày, đặc biệt là các khu rừng mưa nhiệt đới. Với đà phá rừng như hiện tại, các nhà khoa học ước tính khoảng 100 năm nữa, toàn bộ rừng trên trái đất sẽ biến mất. Mất rừng cũng như mất đi lá phổi, chúng ta không còn đủ cây xanh để chuyển hấp thụ và chuyển hóa các khí nhà kính. Không còn rừng cũng đồng nghĩa với việt mất đi hàng rào che chắn và bảo vệ, dẫn đến các thảm họa xói mòn và lũ lụt ngày một nghiêm trọng.

Công nghệ sẽ hủy diệt con người?

Chúng ta không phải từ bỏ công nghệ ủng hộ của thiên nhiên, nhưng việc con người phá hủy thiên nhiên để đạt được một cái gọi là “tiến bộ” là không đúng. Có lẽ công nghệ và thiên nhiên có thể cùng tồn tại và chúng ta nên tìm cách để làm điều đó, nếu không thế giới của chúng ta sẽ sụp đổ.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng người dân Nhật vẫn chưa hết nỗi kinh hoàng về ngày định mệnh 6/8/1945. Ước tính có khoảng 140.000 người dân Hiroshima và 74.000 người dân Nagasaki thiệt mạng, chưa kể những nạn nhân tử vong sau này do các bệnh về phóng xạ. Theo thống kê, chỉ riêng con số người chết do phóng xạ tại cả hai thành phố từ năm 1950 đến năm 1990 đã là hàng trăm nghìn người.

Vũ khí hạt nhân là một trong những loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt đáng sợ nhất do loài người nghiên cứu chế tạo ra. Vụ ném bom nguyên tử tại thành phố Hiroshima, Nagasaki của Nhật Bản và sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, Ukraine là 2 minh chứng tàn khốc nhất về hậu quả mà chúng để lại cho chính con người.

Tàn nhẫn với môi trường tự nhiên

Các món hải sản ngon miệng được nhiều người yêu thích đang ngày một rút ruột các đại dương. Theo Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF), nhu cầu về hải sản của con người cao hơn gấp 2,5 lần so với khả năng cung ứng của biển. Các loài hải sản càng được ưa thích thì càng bị đánh bắt cạn kiệt. Các tàu đánh bắt cá hiện đại là thủ phạm chính. Chúng là những nhà máy chế biến hải sản di động, được trang bị các thiết bị dò tìm hiện đại. Khi phát hiện mục tiêu, một tấm lưới khổng lồ có kích thước bằng 3 sân bóng sẽ được thả xuống, tóm gọn cả bầy cá lớn chỉ trong vài phút. Các chuyên gia dự đoán rằng, nếu không có biện pháp can thiệp, nhiều loài hải sản quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của con người sẽ biến mất khỏi đại dương trong 40 năm tới.

Tác hại của phương tiện giao thông

Theo các chuyên gia, mỗi năm 1 chiếc xe hơi hoạt động sẽ thải ra khoảng 5,4 tấn CO2 dưới dạng khí thải. Ngoài tác hại lâu dài đến tầng ozone, gây hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất nóng lên, các loại khí thải này cũng gây tác hại tức thời đến con người thông qua các bệnh về đường hô hấp ngày càng phổ biến. Hơn nữa, ngành công nghiệp khai thác và cung cấp nhiên liệu (xăng dầu) cho các loại phương tiện giao thông hoạt động cũng để lại nhiều hậu quả xấu cho môi trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ