Trách nhiệm quản lý nhà nước về GD của UBND các cấp

Trách nhiệm quản lý nhà nước về GD của UBND các cấp

>>Bố cục Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD; Những sửa đổi, bổ sung về Chương trình giáo dục; Bổ sung quy định “phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi”; Quy định về SGK phù hợp với người học trong trường chuyên biệt; Luật hóa thực tế tồn tại một số học viện, đại học; Điều kiện được đào tạo trình độ tiến sĩ; Bổ sung trung tâm ngoại ngữ, tin học vào nội dung Luật; Về thành lập, đình chỉ hoạt động GD, giải thể nhà trường; Về kiểm định chất lượng, công khai tiêu chuẩn chất lượng GD; Nhà giáo được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên; Về cơ sở GD đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL giáo dục

HS Trường Nguyễn Siêu (Hà Nội). Ảnh: N.N
HS Trường Nguyễn Siêu (Hà Nội). Ảnh: N.N

Về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, Khoản 4 Điều 100 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong đó có việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục trên địa bàn; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý; phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hoá giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.”

Việc tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục phải đi đôi với yêu cầu quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục và tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục thực hiện các quy định pháp luật về giáo dục.

UBND các cấp được giao quản lý, phát triển các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thực hiện quản lý hành chính nhà nước đối với tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn, kể cả đối với các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, thực tế các cơ sở giáo dục và đào tạo không được giao nhiệm vụ giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học. Vì vậy, nhiều sai phạm về quản lý đào tạo, tài chính, tuyển dụng, hợp tác quốc tế … ở các cơ sở giáo dục đại học chậm được phát hiện và xử lý.

Để giải quyết những bất cập nên trên, Chính phủ đề nghị bổ sung quy định giao UBND các cấp có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn vào khoản 4 điều 100 nhằm khẳng định rõ hơn trách nhiệm của UBND các cấp kiểm tra các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Việc giao quyền cụ thể đối với từng cấp UBND phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo sẽ được quy định tại văn bản của Chính phủ.

Bộ GD&ĐT thực hiện những nội dung quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, đặc biệt là xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục, ban hành chính sách phát triển giáo dục, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về giáo dục.

UBND các cấp kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn, quản lý các cơ sở giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ.

GD&TĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ