Trả giá vì vô ơn

GD&TĐ - Thực ra không chỉ là sự vô ơn, chối phắt những nghĩa tình mà cộng đồng, đất nước mình đã dành cho sau khi mắc phải những lỗi lầm đáng trách.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Mà hơn thế, còn là sự lươn lẹo, dối trá, bạc bẽo khi rắp tâm “đổi trắng thay đen” về một sự việc lẽ ra đã nên khép lại.

Chắc hẳn khi nhắc đến “bệnh nhân 17”, hầu hết người dân Việt Nam quan tâm đến đại dịch Covid-19 đều dễ dàng nhận ra đó chính là người đã cố tình giấu lịch trình di chuyển, khai báo không trung thực để trốn tránh cách ly khiến cộng đồng phản ứng dữ dội hồi đầu tháng 3/2020.

Không phản ứng, lên án sao được, khi cô chính là bệnh nhân đầu tiên dương tính với Covid-19 ở Hà Nội, bệnh nhân thứ 17 của cả nước. Đang trong lúc bấn loạn, hoang mang, âu lo như vậy, một người giấu lịch sử đi lại, tiếp xúc và kết luận dương tính với Covid-19, khiến dư luận phẫn nộ là lẽ đương nhiên.

Nhưng rồi, mọi chuyện cũng được bỏ qua, trong sự vị tha, rộng lượng, nhân văn của nghĩa tình đồng bào, con dân đất Việt.

Ấy thế nhưng, mới đây bệnh nhân số 17 lại khiến dư luận sục sôi, phẫn nộ, bởi cô và chị gái mình đã ngang ngược lên tờ The New Yorker của Mỹ bịa tạc, nói hoàn toàn sai trái về việc mình từng bị dư luận chỉ trích.

Điều oái oăm, tệ bạc là cô trở mặt quay lại lên án dư luận trong nước mà cố tình giấu nhẹm mình gian dối khi khai báo khiến cả một con phố bị phong tỏa, người thân của chính cô bị nhiễm bệnh nặng, bao người dân Thủ đô hoang mang. Tệ hơn nữa khi cô cố tình vu vạ rằng, vì cô giàu có nên bị mọi người ghen ghét, ganh tị... 

Thế mới biết rằng, suốt quãng thời gian được điều trị tận tình, chu đáo và nhanh chóng khỏi bệnh, cô không một lần động lòng trắc ẩn, ăn năn hối lỗi để biết ngỏ lời công khai xin lỗi bất kỳ ai. Thế mới thấy rằng, việc cô dựng chuyện, đổi trắng thay đen, cố tình đẩy tội về phía cộng đồng trên báo chí Mỹ gần đây cũng là điều dễ hiểu!

Nhưng việc làm bội bạc ấy đâu thể dễ dàng qua mắt cộng đồng, đổi thay sự thật. Ngạn ngữ phương Tây có câu nổi tiếng rằng: “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Rõ ràng “cái bánh mì” mà cô vẽ ra đã không đánh tráo được sự thật, bởi “nguyên liệu” làm ra “cái bánh mì” ấy chính là sự dối trá, tráo trở, vô ơn!

Để rồi lần vô tình “bôi mỡ cho kiến đốt” này của bệnh nhân số 17 còn khiến cộng đồng quốc tế phẫn nộ, bởi sự đặt điều về “nỗi khổ”, sự bạc bẽo chối bỏ ân tình khiến ngay cả những người dưng ở các đất nước xa xôi cũng không thể chấp nhận nổi! Sự chỉ trích ấy càng tăng lên, khi tờ tạp chí đưa lên fanpage trên mạng xã hội Facebook.

Âu, đó cũng là cái giá phải trả cho sự vô ơn

Là dịp tốt để chị em cô nhìn lại bản thân mình, biết giật mình xấu hổ, ngượng ngùng chút mảy may nào đó để cố gắng chỉnh sửa, đổi thay ở nhiều vấn đề, khía cạnh, lĩnh vực khác trong cuộc sống!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.