TP.HCM: Triều cường lại dâng cao, người dân tiếp tục bì bõm

GD&TĐ - Chiều 29 và sáng 30/10, triều cường tiếp tục dâng cao khiến nhiều khu vực ở TP.HCM bị ngập sâu trong nước. Người dân tiếp tục bì bõm về nhà sau giờ tan tầm.

Triều cường gây ngập nước tại đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh gây khó khăn cho các phương tiện khi di chuyển. Ảnh: C.Ch
Triều cường gây ngập nước tại đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh gây khó khăn cho các phương tiện khi di chuyển. Ảnh: C.Ch
Nước ngập lênh láng khu dân cư hẻm C4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, sáng 30/10
Nước ngập lênh láng khu dân cư hẻm C4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, sáng 30/10 

Theo đó, nước dâng cao gây ngập nặng tại một số tuyến đường như: Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn (Q.7), Phú Định, Mễ Cốc (Q.8), Hồ Học Lãm (quận 8, quận Bình Tân), Nguyễn Văn Hưởng (Q.2), QL50, đường Chánh Hưng nối dài, quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh) và Bình Quới, Bình Lợi (quận Bình Thạnh)...

Nước mênh mông trên đường Trần Xuân Soạn, Q.7, chiều 29/10
 Nước mênh mông trên đường Trần Xuân Soạn, Q.7, chiều 29/10

Đặc biệt, một số đoạn trên đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh bị ngập sâu, kéo dài khoảng 0,5km, có nơi ngập sâu gần 0,5m, các phương tiện đi lại gặp nhiều khó khăn. Mặc dù đã quen với chuyện ngập nước, nhưng một số người dân tỏ ra bức xúc khi thành phố tốn nhiều tiền cho việc chống ngập nhưng tình hình ngập nước vẫn chưa được cải thiện.

Nước ngập trên đường Mễ Cốc, P.15, Q.8 khiến 2 HS phải dắt bộ, chiều 29/10
 Nước ngập trên đường Mễ Cốc, P.15, Q.8 khiến 2 HS phải dắt bộ, chiều 29/10

Quá quen với cảnh ngập nước do triều cường, ThS Nguyễn Tấn Quốc (GV Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ngụ ở P.15, Q.8) chia sẻ: “Ngập là đặc sản của phường 15, Q8.  Tôi ở đây gần 60 năm mới biết tốc độ ngập của thành phố quá nhanh.

Nước ngập tại hẻm C4, đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, chiều 29/10
 Nước ngập tại hẻm C4, đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, chiều 29/10

Phường 15 (Q.8) là ốc đảo nằm giữa 2 kênh đôi, đất thấp, các kênh Tàu Hũ không được vét nạo bùn thường xuyên,  khu cống thoát nước lại cũ từ thời Pháp, các đường thoát nước bị bịt kín nên trở thành điểm ngập nặng. Vì vậy chính quyền phải xây bờ kè để chặn nước  dọc 2 bờ sông. Trước đây khi chưa xây bờ kè đã có người lọt xuống sông chết do nước lớn quá không biết đâu là sông, đâu là bờ sông.”  

Một người đi đường hỏi tìm cách thoát ngập nước trên đường Trần Xuân Soạn, Q.7
 Một người đi đường hỏi tìm cách thoát ngập nước trên đường Trần Xuân Soạn, Q.7

Đảm bảo an toàn cho người dân, Tổng công ty Điện lực TPHCM đưa ra khuyến cáo, trong lúc triều cường dâng cao và kèm mưa gió, người dân tuyệt đối không được sử dụng công trình điện (trụ điện, tủ điện, trạm điện…) làm nơi định vị các phương tiện, vật dụng, công trình dân sinh (như mái che mưa, căng dây lều bạt, làm hàng quán…) hoặc neo đậu ghe thuyền.

Đồng thời, nên cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (các bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi trời mưa to, gió lớn, ngập nước. Không chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng điện kế, thùng cầu dao. Không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị điện ngoài trời.

Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, chiều 29/10 triều cường tại TPHCM xấp xỉ đạt ngưỡng 1,7m. Cụ thể, tại trạm đo Phú An, số liệu đo được là 1,67m, trạm Nhà Bè là 1,

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.