TP.HCM: Không tổ chức hoạt động giáo dục ngoài lớp học để phòng dịch

GD&TĐ - Ngày 4/5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ sở GD trên địa bàn về tăng cường công tác phòng, chống Covid-19, theo dõi, cập nhật các trường hợp F0, F1, F2.

Học sinh Trường THCS-THPT Đào Duy Anh rửa tay sát khuẩn trước khi vào trường. Ảnh minh hoạ
Học sinh Trường THCS-THPT Đào Duy Anh rửa tay sát khuẩn trước khi vào trường. Ảnh minh hoạ

Sở yêu cầu các trường học tiếp tục thực hiện nghiêm công văn của Sở ban hành ngày 28/4 về thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Đặc biệt đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị về chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Ngoài ra, Sở yêu cầu các trường không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, hoạt động GD ngoài lớp học trong thời gian còn lại của năm học 2020-2021.

Tập trung tổ chức kiểm tra học kỳ 2 theo kế hoạch thời gian năm học được UBND TP.HCM ban hành.

Ngoài ra cần thực hiện báo cáo các số liệu về các trường hợp F0, F1, F2 và người di chuyển ra vào TP.HCM.

Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức, các quận, huyện tiếp tục rà soát và chỉ đạo các cơ sở GD trên địa bàn thực hiện cài đặt và cập nhật ứng dụng “An toàn COVID” vào thứ Hai và thứ Sáu hàng tuần và đột xuất khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền. Đảm bảo 100% đơn vị cài đặt và cập nhật theo quy định.

Trong ngày 4/5, các trường học trên địa bàn đều thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19 khi đón học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ lễ.

Học sinh vào trường được kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn. Đây là thời điểm học sinh các cấp đang thi học kỳ 2 nên bố trí sắp xếp lịch thi phù hợp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Toan tính phía sau

GD&TĐ - Giống như nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ trước, ông Donald Trump chọn Ả-rập Xê-út làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi.

Giảm 50% thủ tục hành chính trình lên Thủ tướng

GD&TĐ - Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được chỉnh lý theo hướng cắt giảm 7/24 (khoảng 30%) thủ tục hành chính; giảm 50% số thủ tục trình lên Thủ tướng.